Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức lần đầu vào năm nào? Bài diễn văn khai mạc kỷ niệm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?

Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức lần đầu vào năm nào? Bài diễn văn khai mạc kỷ niệm Ngày hội Quốc phòng toàn dân? Ngày hội Quốc phòng toàn dân có phải là ngày lễ lớn của nước ta? Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ như thế nào?

Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức lần đầu vào năm nào? Bài diễn văn khai mạc kỷ niệm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?

Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức lần đầu vào năm nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 có quy định như sau:

II. LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
1. Lịch sử Ngày hội Quốc phòng toàn dân
...
Xuất phát từ vai trò của công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đồng thời thể theo nguyện vọng của quân và dân cả nước, ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI đã ra Chỉ thị số 381-CT/TW quyết định lấy ngày 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Ngày 22/12/1989, lần đầu Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức tại tất cả các địa phương trong cả nước. Từ đó đến nay, ngày 22/12 đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân tộc với các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội.

Theo đó, ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI đã ra Chỉ thị số 381-CT/TW quyết định lấy ngày 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Do đó, ngày 22/12/1989, lần đầu Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức tại tất cả các địa phương trong cả nước.

Và, từ đó đến nay, ngày 22/12 đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân tộc với các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội.

Có thể tham khảo qua bài diễn văn khai mạc kỷ niệm Ngày hội Quốc phòng toàn dân dưới đây:

Bài 01:

Mẫu bài diễn văn khai mạc Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22 12

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị đại biểu, cùng toàn thể các vị khách quý!

Hôm nay, chúng ta có mặt tại đây để ôn lại truyền thống hào hùng, vinh danh những đóng góp to lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam và nhân dân cả nước trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trước hết, tôi xin được gửi tới các đồng chí và quý vị đại biểu lời chào mừng nồng nhiệt, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất!

Thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Ðảng khóa VI đã ra Chỉ thị quyết định lấy ngày 22 tháng 12 - Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Đây là một chủ trương lớn, mang ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước, khẳng định quan điểm nhất quán: Toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt.

Từ đó, ngày 22 tháng 12 đã thực sự trở thành một dấu mốc lịch sử, một ngày hội lớn của toàn dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước. Đây là dịp để biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn vinh hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” – một biểu tượng độc đáo của văn hóa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Qua 30 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân, nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện. Tiềm lực quốc phòng, thế trận phòng thủ đất nước được xây dựng ngày càng vững chắc, chuyển hóa linh hoạt, phù hợp với mọi tình huống chiến tranh có thể xảy ra. Đây chính là minh chứng rõ nét cho sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Kính thưa các vị đại biểu, các đồng chí!

Trong bối cảnh hiện nay, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đứng trước những cơ hội lớn song cũng đầy thách thức. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng các yếu tố gây bất ổn, xung đột, cùng với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, ngày càng nổi cộm. Các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng những bất ổn để chống phá, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, nham hiểm hòng gây chia rẽ, suy yếu đất nước.

Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ngày càng cao. Chúng ta phải tiếp tục xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tăng cường sức mạnh quốc phòng toàn dân để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam luôn kiên định đấu tranh giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, nếu các lợi ích quốc gia, dân tộc bị xâm phạm, chúng ta sẽ kiên quyết sử dụng mọi biện pháp cần thiết để tự vệ và xử lý thắng lợi mọi tình huống xảy ra.

Nhân dịp này, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và nhân dân cả nước, những người đã luôn chăm lo, giáo dục, rèn luyện và nuôi dưỡng quân đội trong suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.

Kính chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cùng toàn thể quý vị đại biểu, khách quý sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn!

Bài 2:

Mẫu bài diễn văn khai mạc Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22 12

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, cùng toàn thể các đồng chí!

Hôm nay, nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân đây là một sự kiện quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử và giá trị sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, với lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đây là nền quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ, thấm nhuần bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh quốc phòng được xây dựng trên nền tảng đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp hài hòa giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, giữa lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với an ninh nhân dân.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã minh chứng rằng: Mỗi khi phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, dân tộc Việt Nam đều chiến thắng mọi kẻ thù, dù phải đối mặt với những thế lực hung bạo nhất. Độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước luôn được bảo vệ vững chắc, nhờ vào sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, cổ vũ toàn dân tham gia xây dựng quốc phòng, ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Ðảng khóa VI đã quyết định lấy ngày 22/12 là Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Kể từ lần đầu tiên tổ chức vào năm 1989, ngày này đã trở thành một sự kiện lớn của toàn dân tộc với các hoạt động ý nghĩa, tôn vinh truyền thống anh hùng của dân tộc và phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây cũng là dịp để khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, gắn với thế trận chiến tranh nhân dân.

Sau hơn 30 năm tổ chức, Ngày hội Quốc phòng toàn dân đã trở thành nguồn động lực mạnh mẽ, lan tỏa qua những hoạt động sôi nổi, ý nghĩa trên khắp cả nước. Từ mít tinh, hội thảo, giao lưu văn hóa nghệ thuật, đến các chương trình thi đấu thể thao, xây dựng nhà tình nghĩa, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, tri ân các anh hùng, liệt sĩ… Tất cả những hoạt động này đều góp phần củng cố “thế trận lòng dân”, xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, tạo nên một nền móng vững chắc để đối phó với mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Các cấp, các ngành, cấp ủy và chính quyền các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, gắn với xây dựng và phát triển tiềm lực quốc phòng, an ninh qua các chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh.

Thông qua đó, “thế trận lòng dân” ngày càng được củng cố vững chắc, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường; thế trận lòng dân được chú trọng; thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm, được củng cố vững chắc”.

Kính thưa các đồng chí, quý vị đại biểu!

Ngày hội Quốc phòng toàn dân không chỉ là dịp để ôn lại truyền thống anh hùng của dân tộc, mà còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm của chúng ta hôm nay: tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, sẵn sàng ứng phó với mọi thách thức để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, cùng toàn thể đồng bào đã luôn nỗ lực, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Kính chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn!

Lưu ý: Mẫu bài diễn văn Ngày hội Quốc phòng toàn dân trên đây chỉ mang tính chất tham khảo!

Bài diễn văn khai mạc kỷ niệm Ngày hội Quốc phòng toàn dân? Mẫu bài diễn văn Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22 12?

Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức lần đầu vào năm nào? Bài diễn văn khai mạc kỷ niệm Ngày hội Quốc phòng toàn dân? (Hình từ Internet)

Ngày hội Quốc phòng toàn dân có phải là ngày lễ lớn của nước ta?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Do đó, Ngày hội Quốc phòng toàn dân không phải là ngày lễ lớn của nước ta theo quy định của pháp luật.

Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu giấy mời dự gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân?
Pháp luật
Mẫu bài phát biểu Ngày hội quốc phòng toàn dân hay chi tiết nhất? Tải mẫu bài phát biểu Ngày hội quốc phòng toàn dân?
Pháp luật
Diễn văn bế mạc ngày hội quốc phòng toàn dân ngày 22 tháng 12? Ngày 22 tháng 12 có phải là ngày lễ lớn?
Pháp luật
Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức lần đầu vào năm nào? Bài diễn văn khai mạc kỷ niệm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Pháp luật
Lời dẫn chương trình văn nghệ Ngày hội Quốc phòng toàn dân 2024 ngắn gọn? Văn nghệ 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Pháp luật
Lời chúc mừng kỷ niệm 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22 12? Hoạt động trưng bày, triển lãm, hội chợ kỷ niệm 35 năm Ngày hội?
Pháp luật
Lịch sử ngày 22 12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Pháp luật
Ngày 22 12 có sự kiện gì? Ngày 22 12 có gì đặc biệt? Ngày 22 12 là ngày lễ lớn của Đất nước đúng không?
Pháp luật
Lịch sử và ý nghĩa của Ngày hội quốc phòng toàn dân? Ý nghĩa 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 2024?
Pháp luật
22 12 là Ngày hội quốc phòng toàn dân hay Ngày truyền thống Quân đội nhân dân? Tổ chức kỷ niệm ngày 22 12?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày hội Quốc phòng toàn dân
16 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày hội Quốc phòng toàn dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào