Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam là ngày 01 tháng 7 hàng năm đúng không? Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế?
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam là ngày 01 tháng 7 hàng năm đúng không?
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 823/QĐ-TTg năm 2009 như sau:
Lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam để tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế; khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác bảo hiểm y tế và cán bộ, nhân viên ngành y tế.
Như vậy, lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam để tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế;
Đồng thời, khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác bảo hiểm y tế và cán bộ, nhân viên ngành y tế.
Bảo hiểm y tế (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế có những cơ quan nào?
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm y tế 2008 như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.
Theo quy định trên, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.
Bộ Y tế có trách nhiệm như thế nào về bảo hiểm y tế?
Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 6 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, điểm đ khoản 1 Điều 30 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân;
2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển bảo hiểm y tế;
3. Ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn điều trị; chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
4. Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế;
5. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
6. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế;
7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế;
8. Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;
9. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế;
10. Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Theo quy định trên, trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế được quy định như sau:
Bộ Y tế trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:
(1) Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân;
(2) Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển bảo hiểm y tế;
(3) Ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn điều trị; chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
(4) Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế;
(5) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
(6) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế;
(7) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế;
(8) Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;
(9) Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế;
(10) Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?