Ngày 14 tháng 12 là ngày gì đối với báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm? Tháng 12 có các ngày lễ lớn nào không?
Ngày 14 tháng 12 là ngày gì đối với báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP như sau:
Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài
1. Trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, người sử dụng lao động nước ngoài báo cáo 6 tháng đầu năm và hằng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
2. Trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 01 của năm sau hoặc đột xuất theo yêu cầu, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn theo Mẫu số 08/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm và hằng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải báo cáo qua môi trường điện tử về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đến làm việc theo Mẫu số 17/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, thời gian chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Như vậy, ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo là ngày chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm.
Ngày 14 tháng 12 là ngày gì đối với báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm? Tháng 12 có các ngày lễ lớn nào không? (Hình từ Internet)
TẢI VỀ: Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm mới nhất
Ngày 14 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về lịch nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày 14 tháng 12 không phải là ngày nghỉ lễ tết của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu ngày 14 tháng 12 là ngày Tết cổ truyền dân tộc hay ngày ngày Quốc khánh của nước họ thì được xem là ngày nghỉ lễ tết.
Tháng 12 có các ngày lễ lớn nào không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, Việt Nam có các ngày lễ lớn sau:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Ngày 03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Ngày 30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (Ngày 07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngày 19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (Ngày 19-8-1945)
- Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày 02-9-1945).
Như vậy, theo quy định thì tháng 12 không có ngày lễ lớn nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin cần phải bảo đảm những yêu cầu nào và có chức năng gì?
- Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được phê duyệt trong năm nào của kỳ Chiến lược? Căn cứ xây dựng Chiến lược?
- 18 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo Nghị quyết 174 2024? Thời gian công bố luật sau khi Quốc hội thông qua là khi nào?
- Cách ghi mẫu phiếu bầu cử Bí thư, Phó bí thư Chi bộ tại đại hội chi bộ chi tiết? Kết quả bầu cử tại đại hội chi bộ được tính như thế nào?
- Chủ quản hệ thống thông tin có được trực tiếp triển khai giám sát an toàn hệ thống thông tin không?