Ngày 14 tháng 1 là ngày gì? Ngày 14 tháng 1 thứ mấy, bao nhiêu âm lịch? Ngày 14 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
Ngày 14 tháng 1 là ngày gì? Ngày 14 tháng 1 thứ mấy? Ngày 14 tháng 1 âm lịch là ngày nào?
Theo lịch Vạn niên 2025:
Cụ thể, tháng 1 năm 2025 bắt đầu từ ngày 01/1/2025 - Thứ tư (nhằm ngày 2/12/2024 âm lịch) và kết thúc vào ngày 31/1/2025 - Thứ sáu (nhằm ngày 03/01/2025 âm lịch).
Trong đó, ngày 14 tháng 1 năm 2025 sẽ rơi vào Thứ Ba (nhằm ngày 15/12/2024 âm lịch).
Ngày 14 tháng 1 là ngày gì?
Ngày 14 tháng 1 là ngày thành lập Trường Sĩ quan Chính trị (Ngày 14-1-1976) theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc, là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự, cung cấp đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
Ngoài ra, ngày 14 tháng 1 còn là ngày Diary day - ngày mà những cặp đôi yêu nhau tặng cho đối phương cuốn nhật ký mới để viết những kế hoạch cho một năm mới, những ngày kỷ niệm, sinh nhật và những sự kiện đáng nhớ.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 14 tháng 1 là ngày gì? Ngày 14 tháng 1 thứ mấy? Ngày 14 tháng 1 âm lịch là ngày nào? Ngày 14 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta? (Hình từ Internet)
Ngày 14 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
Các ngày lễ lớn của nước ta được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 14 tháng 1 không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 14 tháng 1 không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày 14 tháng 1 không thuộc ngày nghỉ lễ tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, nếu ngày 14 tháng 1 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Trường hợp ngày 14 tháng 1 không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, người lao động nghỉ làm vào ngày 14 tháng 1 có thể được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:
(1) Trường hợp người lao động sử dụng ngày nghỉ phép hàng năm (Điều 113 Bộ Luật lao động 2019):
Người lao động được nghỉ phép hưởng nguyên lương từ 12 - 16 ngày một năm nếu làm việc đủ 12 tháng cho người lao động (tùy vào mức độ công việc), cụ thể như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đồng thời, người lao động làm việc trên 05 năm còn được cộng phép thâm niên (cứ đủ 05 năm tính thêm 01 ngày phép).
(2) Trường hợp ngày 14 tháng 1 trùng vào ngày nghỉ công việc riêng của người lao động (Điều 115 Bộ Luật lao động 2019):
Theo đó, người lao động được hưởng nguyên lương khi xin nghỉ đối với các công việc riêng như:
- Kết hôn (03 ngày)
- Con cái kết hôn (01 ngày)
- Cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; cha mẹ chồng/ vợ; vợ/chồng; con cái chết (03 ngày).
Lưu ý: Trong trường hợp này, người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo nghị định 175 như thế nào? Đánh giá dự án đầu tư xây dựng?
- Chỉ dẫn kỹ thuật lập riêng với công trình xây dựng nào? Chỉ dẫn kỹ thuật là nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở?
- Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào?
- Dịp Tết Nguyên đán, phạm nhân được gặp thân nhân tối đa mấy giờ trong một lần gặp theo quy định?
- Dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, cải tạo là gì? Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?