Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch?
Theo Lịch Vạn niên 2024:
Như vậy, ngày 10 tháng 12 năm 2024 là ngày 10 tháng 11 âm lịch năm 2024.
Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là "Ngày Quốc tế Nhân quyền", là ngày được Liên Hợp Quốc công bố là ngày lễ quốc tế vào năm 1950, nhân kỷ niệm việc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền vào năm 1948.
Ngày Nhân quyền Quốc tế - ngày 10 tháng 12 là dịp để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của quyền con người, thúc đẩy các quốc gia cam kết bảo vệ và thực hiện các quyền này trong đời sống xã hội. Các hoạt động vận động và tuyên truyền diễn ra trên toàn cầu nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quyền con người.
Theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 có quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Tuy nhiên việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. (Theo khoản 4 Điều 15 Hiến pháp 2013)
Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động? (hình từ internet)
Ngày 10 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đối chiếu theo quy định thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ lễ, tết nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, ngày 10 tháng 12 không phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
(1) Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp độ phòng thủ dân sự là gì? Cấp độ phòng thủ dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Có bao nhiêu cấp độ?
- Cách ghi tự nhận xét ưu khuyết điểm của viên chức trong phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức năm 2024 mẫu 03?
- Bisexual là gì? Bisexual có phải là xu hướng tính dục? Các yếu tố ảnh hưởng xu hướng tính dục là gì?
- Thời gian làm thêm giờ là gì? Phải có sự đồng ý của người lao động về thời gian làm thêm giờ đúng không?
- Thông báo thu hồi đất trước hay sau khi có quyết định thu hồi đất? Cơ quan nào ban hành thông báo thu hồi đất?