Ngành thiết kế trang web trình độ cao đẳng gồm những công việc nào? Học ngành này sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức nào?
Ngành thiết kế trang web trình độ cao đẳng gồm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thiết kế trang web trình độ cao đẳng là ngành, nghề xây dựng và phát triển ứng dụng web (website) chạy được trên nền tảng internet và intranet, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành, nghề Thiết kế trang web thực hiện các công việc: Thiết kế đồ họa web, Thiết kế giao diện web, Lập trình giao diện web, Phát triển ứng dụng web, Kiểm thử ứng dụng web và Quản trị website:
- Thiết kế đồ họa web thực hiện việc phác thảo, thiết kế các trang web, tìm kiếm và xử lý hình ảnh bằng các công cụ đồ họa;
- Thiết kế giao diện web thực hiện việc chuyển đổi giao diện đồ họa web thành giao diện web bằng cách sử dụng các ngôn ngữ web như ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML), bảng định kiểu (CSS), các thư viện, công việc khung (framework) hỗ trợ thiết kế giao diện web;
- Lập trình giao diện web thực hiện việc lập trình bằng mã kịch bản (scripting code) chạy trên trình duyệt làm cho các thành phần trên trang web trở nên sống động, điều khiển hành vi người dùng, tương tác với dịch vụ web (web service hay còn gọi là Web API) và trình bày dữ liệu cho người sử dụng;
- Phát triển ứng dụng web thực hiện việc tiếp nhận giao diện web từ bộ phận lập trình giao diện web để chuyển thành một hệ thống website hoàn chỉnh có tương tác với cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng một công nghệ lập trình web nào đó (như Java, .NET, PHP…) hoặc có thể sử dụng các hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Wordpress, Joomla…). Ngoài ra lập trình phía máy chủ web còn tạo ra các Web API phục vụ cho đa dạng hơn các thể loại ứng dụng như ứng dụng trên các thiết bị di động (mobile app), các thiết bị IoT (Internet of Things)...;
- Kiểm thử ứng dụng web thực hiện việc tìm lỗi ứng dụng web trước khi công bố sản phẩm. Việc kiểm thử ứng dụng web đòi hỏi người thực hiện có kiến thức bao quát từ hình thức, tính thẩm mỹ, các liên kết, tài nguyên liên quan đến môi trường máy chủ, trình duyệt, thiết bị truy cập. Người làm công việc này đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch kiểm thử, xây dựng các trường hợp kiểm thử, xây dựng bộ dữ liệu kiểm thử, thực hiện kiểm thử và viết báo cáo để các lập trình viên, thiết kế viên hiệu chỉnh lại cho đúng;
- Quản trị website thực hiện việc đảm bảo cho hệ thống ứng dụng web hoạt động tốt. Cài đặt môi trường hệ điều hành và cơ sở dữ liệu thích hợp; Lập kế hoạch phát triển hệ thống; Quản lý cơ sở dữ liệu; Đưa ứng dụng lên mạng; Bảo trì và nâng cấp ứng dụng; Sao lưu và phục hồi dữ liệu; Đảm bảo an toàn cho hệ thống (Phòng chống vi rút, Chống xâm nhập trái phép, Mã hóa dữ liệu).
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Theo đó, ngành thiết kế trang web trình độ cao đẳng gồm những công việc sau:
- Thiết kế đồ họa web,
- Thiết kế giao diện web,
- Lập trình giao diện web,
- Phát triển ứng dụng web,
- Kiểm thử ứng dụng web'
- Quản trị website.
Nôi dung cụ thể của từng công việc được quy định như trên.
Ngành thiết kế trang web (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp thì người học ngành thiết kế trang web trình độ cao đẳng phải đạt được những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Phân tích được nguyên lý vận hành của công nghệ web;
- Đánh giá được giao diện phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp;
- Đánh giá được các công nghệ khả thi với môi trường (phần cứng, phần mềm) hiện có để triển khai ứng dụng web trên máy chủ và trên máy khách;
- Lựa chọn được các ứng dụng môi trường cần thiết cho máy chủ web;
- Phân tích được yêu cầu của khách hàng về ứng dụng web;
- Giải thích được quy trình sản xuất ứng dụng web;
- Xây dựng được kế hoạch thực hiện dự án web;
- Đánh giá được các yếu tố đảm bảo an toàn, ổn định của máy chủ web;
- Phân tích được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu;
- Lập được kế hoạch sao lưu, phục hồi dữ liệu và máy chủ web;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp thì người học ngành thiết kế trang web trình độ cao đẳng phải đạt được những kiến thức như trên.
Người học ngành thiết kế trang web trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thiết kế trang web trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học ngành thiết kế trang web trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?