Ngành, nghề sản xuất nào không được khuyến khích phát triển tại làng nghề? Kế hoạch di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề được thực hiện như thế nào?
Để được công nhận thì làng nghề phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì làng nghề được công nhận phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề;
- Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Có điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất thải rắn (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
Ngành, nghề sản xuất nào không được khuyến khích phát triển tại làng nghề?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì ngành, nghề sản xuất không khuyến khích phát triển tại làng nghề bao gồm:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Trường hợp nào phải di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề?
Kế hoạch di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 35 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc lập, phê duyệt kế hoạch di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện danh sách cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề; cơ sở, hộ gia đình không thực hiện kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề và các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trách nhiệm của cơ sở, hộ gia đình phải di dời khỏi làng nghề như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề đó theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 34 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và tuân thủ kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề sản xuất hoặc di dời trong phương án bảo vệ môi trường làng nghề quy định tại điểm g khoản 3 Điều 33 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Cụ thể, Điều 34 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thực hiện như sau:
Cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Công trình bảo vệ môi trường của cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải theo quy định của chính quyền địa phương, bảo đảm phù hợp với hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề.
- Có công trình xử lý nước thải hoặc công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong trường hợp hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Có công trình xử lý khí thải hoặc công trình, thiết bị xử lý khí thải tại chỗ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong trường hợp có phát sinh khí thải phải xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Có biện pháp, công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
Và điểm g khoản 3 Điều 33 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về phương án bảo vệ môi trường làng nghề như sau:
"Điều 33. Điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề
...
3. Nội dung của phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bao gồm:
...
g) Kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi ngành, nghề sản xuất của cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành nghề không khuyến khích phát triển tại địa phương hoặc di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh."
Như vậy, bạn đang sản xuất vải (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) thì sẽ thuộc ngành, nghề sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Ủy bản nhân dân xã rà soát và ghi nhà bạn trong danh sách này là theo đúng quy định. Khi này, bạn phải tuân thủ kế hoạch di dời theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?