Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế?
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Tất cả các ngành, nghề kinh doanh trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam bao gồm?
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực kinh doanh trong đó doanh nghiệp được phép thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được tạo thành danh mục, danh mục này được quy định tại Điều 3 Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, sẽ bao gồm tất cả các ngành, nghề kinh doanh trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và được chia thành 5 cấp bậc:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế?
Mã số thuế được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
Có thể tham khảo các bước hướng dẫn tra cứu xem ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế miễn phí qua Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Truy cập Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Bước 2: Nhập MST của doanh nghiệp cần tra cứu vào ô thông tin.
Chọn vào tên của doanh nghiệp đang cần tra cứu:
Bước 3: Nhập capcha hệ thống để xác minh không phải robot.
Bước 4: Sau khi chọn đúng tên doanh nghiệp, thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cần tra cứu sẽ hiện ra bao gồm:
+ Tên doanh nghiệp (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài).
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp.
+ Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
+ Loại hình doanh nghiệp (loại hình pháp lý).
+ Tên người đại diện.
+ Ngành nghề kinh doanh.
Bước 5: Kéo tiếp xuống và clip vào “xem thêm” để hiển thị danh sách cách ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp này đăng ký trên hệ thống.
Như vậy, có thể tra cứu xem ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế miễn phí qua Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp theo các bước nêu trên.
Ngoài ra, có thể:
- Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trước khi thành lập tại link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ – website chính thức về đăng ký doanh nghiệp của Cổng thông tin Quốc gia.
- Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Nganhnghedautukinhdoanh.aspx
Muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải gửi thông báo đến đâu?
Căn cứ Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh
1. Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Như vậy, trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Theo đó, sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp có nhu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thử việc của doanh nghiệp là mẫu nào? Thời gian thử việc của người lao động tại doanh nghiệp là bao lâu?
- Kết quả thi IOE cấp trường năm 2024 2025 phải thỏa mãn các tiêu chí nào? Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp trường 2024 2025?
- Nhiệm vụ trọng yếu trong nguyên tắc hoạt động quốc phòng là gì theo quy định của Luật Quốc phòng?
- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai? Truyền thống vẻ vang của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác cuối năm của cán bộ công chức thông dụng? Tải về Mẫu báo cáo tổng kết công tác cuối năm?