Ngành hành chính logistics trình độ trung cấp là ngành gì? Người theo học ngành hành chính logistics có thể làm việc tại các vị trí nào sau khi ra trường?
- Ngành hành chính logistics trình độ trung cấp là ngành gì?
- Người theo học ngành hành chính logistics trình độ trung cấp có thể làm việc tại các vị trí nào sau khi ra trường?
- Người theo học ngành hành chính logistics trình độ trung cấp được trang bị những kiến thức gì để hỗ trợ cho công việc sau này?
Ngành hành chính logistics trình độ trung cấp là ngành gì?
Theo căn cứ tại mục 1 Mục B Chương 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)
Hành chính Logistics trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, bán hàng Logistics, chăm sóc khách hàng, giao nhận hiện trường đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và thực hiện các dịch vụ của đơn vị đảm bảo tiết kiệm được chi phí, thời gian, cạnh tranh về giá cả, chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy chuẩn về quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi người nhân viên phải được trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, các kiến thức về kinh tế, kế toán, logistics, hải quan, ngoại thương, xuất nhập khẩu, bán hàng, giao nhận vận tải quốc tế, chăm sóc khách hàng. Đồng thời người học cần phải được trang bị những kỹ năng mềm đảm bảo trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong ngành.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1620 giờ (tương đương 55 tín chỉ)
Như vậy, ngành hành chính Logistics trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện các công việc thủ tục hành chính như:
- Xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, bán hàng Logistics, chăm sóc khách hàng, giao nhận hiện trường đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa;
- Thực hiện các dịch vụ của đơn vị đảm bảo tiết kiệm được chi phí, thời gian, cạnh tranh về giá cả, chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy chuẩn về quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành hành chính logistics trình độ trung cấp là ngành gì? Người theo học ngành hành chính logistics có thể làm việc tại các vị trí nào sau khi ra trường? (hình từ internet)
Người theo học ngành hành chính logistics trình độ trung cấp có thể làm việc tại các vị trí nào sau khi ra trường?
Theo căn cứ tại mục 5 Mục B Chương 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH quy định về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp của người theo học ngành hành chính Logistics trình độ trung cấp như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc cho các công ty dịch vụ Logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty sản xuất, thương mại,... tại rất nhiều vị trí phù hợp chuyên môn như:
- Xử lý chứng từ;
- Kinh doanh Logistics;
- Chăm sóc khách hàng;
- Giao nhận hiện trường.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc cho các công ty dịch vụ Logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty sản xuất, thương mại,... tại rất nhiều vị trí phù hợp chuyên môn như:
- Xử lý chứng từ;
- Kinh doanh Logistics;
- Chăm sóc khách hàng;
- Giao nhận hiện trường.
Người theo học ngành hành chính logistics trình độ trung cấp được trang bị những kiến thức gì để hỗ trợ cho công việc sau này?
Theo căn cứ tại mục 2 Mục B Chương 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH thì người theo học ngành hành chính logistics hệ trung cấp được trang bị những kiến thức sau đây:
- Trình bày được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật đại cương và chuyên ngành, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;
- Trình bày được kiến thức cơ bản về kinh tế học, quản trị học, marketing căn bản, logistics, nguyên lý kế toán, toán kinh tế, nghiệp vụ soạn thảo văn bản, nghiệp vụ văn thư lưu trữ, ...;
- Mô tả - trình bày được công dụng và cách thức hoạt động của các dịch vụ truyền thông, các công cụ hiện đại ứng dụng trong chuyên ngành Logistics, các trang mạng xã hội, các ứng dụng thương mại điện tử, …;
- Trình bày được kiến thức chuyên môn trong giao nhận vận tải quốc tế, chuỗi cung ứng, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ hải quan, thanh toán quốc tế, bán hàng, chăm sóc khách hàng, tài chính, ngân hàng;
- Trình bày được kiến thức về hải quan, các quy trình thông quan, tiếp nhận đơn hàng, giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước;
- Mô tả và trình bày được những sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến ngành Hành chính Logistics.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?