Ngân sách trung ương bị thiếu hụt thì được tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không? Có được ứng trước dự toán ngân sách cho năm sau không?
Ngân sách trung ương bị thiếu hụt thì được tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Ngân sách nhà nước 2015 về xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước như sau:
Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước
1. Trường hợp quỹ ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách; nếu quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 28 Luật Ngân sách nhà nước 2015 cũng quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
...
2. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, trường hợp quỹ ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời mà quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được thì được tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngân sách trung ương bị thiếu hụt thì được tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Ngân sách trung ương có được ứng trước dự toán ngân sách cho năm sau không?
Căn cứ Điều 57 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có quy định như sau:
Ứng trước dự toán ngân sách năm sau
1. Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện được ứng trước dự toán ngân sách năm sau để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Mức ứng trước không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt. Khi phân bổ dự toán ngân sách năm sau, phải bố trí đủ dự toán để thu hồi hết số đã ứng trước; không được ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.
2. Chính phủ quy định chi tiết các nguyên tắc, tiêu chí và điều kiện ứng trước dự toán ngân sách năm sau.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân sách trung ương được ứng trước dự toán ngân sách năm sau.
Theo đó, việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau phải được dùng để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Mức ứng trước không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt. Khi phân bổ dự toán ngân sách năm sau, phải bố trí đủ dự toán để thu hồi hết số đã ứng trước;
Lưu ý: Khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước thì không được ứng trước dự toán năm sau.
Ngân sách trung ương hưởng 100% khoản thu từ việc bán tài sản nhà nước đúng không?
Căn cứ theo quy định tại k khoản 1 Điều 35 Luật Ngân sách nhà nước 2015 về khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% như sau:
Nguồn thu của ngân sách trung ương
1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
...
g) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước trung ương thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
h) Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu, trừ lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37 của Luật này;
i) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện;
k) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý;
l) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương xử lý;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân sách trung ương hưởng 100% khoản thu từ việc bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Câu hỏi trắc nghiệm về ngày 20 11? Câu hỏi Rung chuông vàng 20 11 2024? Câu hỏi trắc nghiệm về Ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Người khởi kiện yêu cầu người bị kiện bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra thì có phải chịu án phí không?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 116 không đáp ứng một trong các chỉ tiêu chất lượng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có phải là quyết định hành chính không theo quy định?
- Thời kỳ quy hoạch là gì? Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là bao lâu?