Ngân hàng thương mại phải thực hiện biện pháp gì để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa?
Ngân hàng thương mại phải thực hiện biện pháp gì để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 40/2016/TT-NHNN như sau:
"Điều 11. Giao dịch đối ứng
1. Ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng như sau:
a) Ngân hàng thương mại được thực hiện giao dịch đối ứng là hợp đồng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 9 và điểm a, b và c khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Hàng hóa trong giao dịch đối ứng là hàng hóa cơ sở;
c) Khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở và hiệu lực của giao dịch đối ứng phải trùng khớp với khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở và hiệu lực của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa mà ngân hàng thương mại đã giao kết và thực hiện với khách hàng;
d) Trường hợp có sự thay đổi liên quan đến hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa do thay đổi về giao dịch gốc, ngân hàng thương mại phải điều chỉnh giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài phù hợp với quy định tại điểm a, b và c khoản này và quy định nội bộ tại khoản 6 Điều 7 Thông tư này;
đ) Trường hợp chấm dứt trước hạn giao dịch đối ứng giữa ngân hàng thương mại và đối tác nước ngoài, thì ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng khác với hiệu lực và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở trùng khớp với thời hạn còn hiệu lực và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở còn lại tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa mà ngân hàng thương mại đã giao kết và thực hiện với khách hàng; trường hợp ngân hàng thương mại không thể thực hiện giao dịch đối ứng khác cho thời hạn còn hiệu lực và khối lượng hàng hóa danh nghĩa cơ sở còn lại của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa mà ngân hàng thương mại đã giao kết và thực hiện với khách hàng, thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt giao dịch đối ứng, ngân hàng thương mại phải xây dựng phương án cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về nguyên nhân phát sinh, các biện pháp và thời hạn khắc phục.
e) Trường hợp chấm dứt trước hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, thì ngân hàng thương mại phải chấm dứt giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài.
2. Khi thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, ngân hàng thương mại phải thực hiện với đối tác nước ngoài được xếp hạng tín nhiệm tối thiểu Baa/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody's Investors Service hoặc BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard&Poor’s hoặc BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings tại thời điểm giao kết hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch đối ứng với ngân hàng mẹ hoặc với chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ."
Theo đó, ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết.
Ngân hàng thương mại (Hình từ Internet)
Biện pháp bảo đảm của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2016/TT-NHNN như sau:
"Điều 12. Biện pháp bảo đảm
Ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và pháp luật có liên quan."
Theo đó, biện pháp bảo đảm của ngân hàng thương mại được thực hiện như quy định trên.
Ngân hàng thương mại có những quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 40/2016/TT-NHNN như sau:
"Điều 16. Quyền và trách nhiệm của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại có quyền:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; các thông tin, tài liệu khác phát sinh liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này.
b) Yêu cầu khách hàng thông báo về những thay đổi liên quan đến giao dịch gốc để ngân hàng thương mại xem xét xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa;
c) Các quyền khác theo thỏa thuận của ngân hàng thương mại và khách hàng phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tập trung tại trụ sở chính của ngân hàng thương mại. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro theo quy định của ngân hàng mẹ, phù hợp với quy định tại Thông tư này;
b) Cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng về sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, các rủi ro có thể phát sinh, các loại phí và mức phí nếu có để khách hàng hiểu, xem xét quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và có biện pháp phòng ngừa rủi ro;
c) Tìm hiểu các quy định của pháp luật nước ngoài và diễn biến thị trường quốc tế liên quan đến sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, các thông tin về đánh giá xếp hạng tín nhiệm của đối tác nước ngoài nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được an toàn, hiệu quả;
d) Các trách nhiệm khác theo thỏa thuận của ngân hàng thương mại và khách hàng phù hợp với quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan."
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến ngân hàng thương mại gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Ngân hàng thương mại có các hoạt động nào? Ngân hàng thương mại có được mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài không?
Ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại là gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài?
Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc nào? Quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện nào?
Hoạt động ngân hàng gồm các hoạt động nào? Tổ chức tín dụng nào được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng?
Ngân hàng thương mại được lựa chọn làm ngân hàng thanh toán phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thế nào?
Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại theo quy định?
Ngân hàng quân đội là gì? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Ngân hàng thương mại có bắt buộc phát hành thư bảo lãnh cho bên mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
Chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi có chênh lệch thu chi thế nào?
Ngân hàng thương mại được mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào? Giới hạn mua cổ phần là bao nhiêu?
Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có bao nhiêu thành viên? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước ai?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?