Ngân hàng thương mại được chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động sản để thu hồi nợ hay không?
Nợ xấu của ngân hàng thương mại bao gồm các khoản nợ nào?
Theo khoản 38 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng.
Căn cứ Điều 195 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Nợ xấu
Nợ xấu được áp dụng các quy định tại Chương này bao gồm:
1. Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán;
2. Nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nợ xấu của ngân hàng thương mại bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán.
Ngân hàng thương mại được chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động sản để thu hồi nợ hay không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại được chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động sản để thu hồi nợ hay không?
Căn cứ Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Chuyển nhượng tài sản bảo đảm
1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Trừ các khoản án phí, thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 199 của Luật này, bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải nộp thay hoặc thực hiện nghĩa vụ thuế, lệ phí, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó. Việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của Luật Kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan nhưng không phải áp dụng quy định về điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản đối với bên chuyển nhượng dự án bất động sản của Luật Kinh doanh bất động sản.
Như vậy, theo quy định nêu trên, ngân hàng thương mại được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản cần phải đáp ứng theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh toán đầu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đúng không?
Căn cứ theo Điều 199 Luật các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;
b) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;
c) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;
d) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;
đ) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;
e) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, chi phí bảo quản tài sản bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh toán đầu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi diện tích thửa đất có phải đăng ký biến động đất đai? Thông tin về diện tích thửa đất được thể hiện thế nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì ôm tự do? Ngày quốc tế ôm tự do là ngày gì? 4 12 dương là bao nhiêu âm 2024?
- Các ngày lễ trong tháng 12 năm 2024? Tháng 12 có ngày lễ gì ở Việt Nam và thế giới năm 2024?
- Phát biểu hội nghị tổng kết chi Hội Cựu chiến binh hay nhất? Kinh phí của Hội Cựu chiến binh từ các nguồn nào?
- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định như thế nào? Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bù đắp bằng nguồn vay nào?