Ngân hàng thương mại cổ phần là gì? Hiện nay Việt Nam có những ngân hàng thương mại cổ phần nào?
Ngân hàng thương mại cổ phần là gì?
Ngân hàng thương mại cổ phần được giải thích tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN như sau:
2. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
3. Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.
Như vậy, ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Phân loại ngân hàng thương mại cổ phần:
- Căn cứ vào mục đích sở hữu:
+ Ngân hàng thương mại cổ phần 100% vốn trong nước
+ Ngân hàng thương mại cổ phần liên doanh (có đối tác nước ngoài góp vốn vào).
- Căn cứ vào chiến lược kinh doanh
+ Ngân hàng bán lẻ: với quy mô nhỏ hướng tới cá nhân chủ yếu là cho vay tiêu dùng.
+ Ngân hàng bán buôn: Chỉ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức.
+ Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: chiếm đa số.
- Căn cứ vào hình thức hoạt động:
+ Ngân hàng thương mại cổ phần mậu sở: là trụ sở chính.
+ Ngân hàng thương mại cổ phần dưới hình thức chi nhánh, phòng giao dịch (là đơn vị phụ thuộc chi nhánh).
Ngân hàng thương mại cổ phần (Hình từ Internet)
Tên của ngân hàng thương mại cổ phần được đặt như thế nào? Hiện nay Việt Nam có những ngân hàng thương mại cổ phần nào?
Tên của ngân hàng thương mại cổ phần được đặt theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 40/2011/TT-NHNN như sau:
Tên, trụ sở chính của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện
1. Tên của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện phải đảm bảo:
a) Phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Được đặt theo mẫu tương ứng như sau:
(i) Ngân hàng thương mại cổ phần và Tên riêng;
(ii) Ngân hàng liên doanh và Tên riêng;
(iii) Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Tên ngân hàng nước ngoài và Việt Nam;
(iv) Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn và Tên riêng đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài hai thành viên trở lên;
(v) Ngân hàng và Tên ngân hàng nước ngoài – Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt chi nhánh. Trong trường hợp ngân hàng nước ngoài thành lập hai chi nhánh trở lên tại một tỉnh, thành phố thì phải bổ sung tên để đảm bảo phân biệt các chi nhánh khác nhau;
(vi) Văn phòng đại diện và tên tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng – tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt văn phòng đại diện.
...
Cụ thể, tên của ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan và được đặt theo mẫu tương ứng như sau:
Ngân hàng thương mại cổ phần và Tên riêng
Hiện có các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam như sau:
- Ngân hàng TMCP Bản Việt
- Ngân hàng TMCP Đại A
- Ngân hàng TMCP Phát triển MeKong
- Ngân hàng TMCP Quốc Dân
- Ngân hàng TMCP Việt Á
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
- Ngân hàng TMCP Xây dựng VN
- NH BẢO VIỆT (Bao Viet Bank)
- NHTMCP Kỹ thương VN (Techcombank)
- NHTMCP Nam Á (Nam A Bank)
- NHTMCP phát triển Tp HCM (HD Bank)
- NHTMCP Phương Đông (OCB)
- NHTMCP Phương Nam (Southern Bank)
- NHTMCP Quân Đội (MB)
- NHTMCP Quốc Tế (VIB)
- NHTMCP Sài Gòn (SCB)
- NHTMCP Sài gòn – Hà Nội (SHB)
- NHTMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank)
- NHTMCP SG Công Thương (SaigonBank)
- NHTMCP Việt Hóa (Viet hoa JS bank)
- NHTMCP VN Thịnh Vượng (VP Bank)
- NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank)
- NHTMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank)
- PV com bank_NH Đại Chúng (P.Tay+TCDK)
- NH Tiên Phong (Tiên Phong Bank)
- NH TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
- NHTMCP Á Châu (ACB)
- NHTMCP An Bình (ABBank)
- NHTMCP Bắc Á (Bac A bank)
- NHTMCP Đại Dương (Oceanbank)
- NHTMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank)
- NHTMCP Đông Á (Dong A bank)
- NHTMCP Đông Nam Á (Seabank)
- NHTMCP Hàng Hải (Maritime Bank)
- NHTMCP Kiên Long (Kien Long bank)
Trụ sở chính của ngân hàng thương mại cổ phần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Trụ sở chính của ngân hàng thương mại cổ phần phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 28/2018/TT-NHNN như sau:
Trụ sở chính của ngân hàng thương mại phải đảm bảo đáp ứng các quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các điều kiện sau:
(1) Là nơi làm việc của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban điều hành, được ghi trong Giấy phép và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
(2) Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà (nếu có), số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Trường hợp ngân hàng thương mại đăng ký đặt trụ sở chính tại nhiều hơn một số nhà hoặc tòa nhà có địa chỉ khác nhau, các số nhà hoặc tòa nhà này phải liền kề nhau
(3) Đảm bảo an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
(4) Có hệ thống thông tin quản lý kết nối trực tuyến giữa trụ sở chính với các chi nhánh và các bộ phận kinh doanh của ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành và quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại và yêu cầu về quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?