Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trên cơ sở nào?
- Tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt được vay đặc biệt trong trường hợp nào?
- Tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt có thể sử dụng tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt vào mục đích khác không?
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trên cơ sở nào?
Tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt được vay đặc biệt trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN như sau:
Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt
1. Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt.
2. Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt; việc sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là tổ chức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định đối với từng bên vay đặc biệt cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt.
...
Theo đó, tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt được vay đặc biệt trong trường hợp để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại tổ chức đó.
Tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt có thể sử dụng tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt vào mục đích khác không?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 30 Thông tư 37/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Trách nhiệm của bên vay đặc biệt
...
3. Sử dụng tiền vay đặc biệt đúng mục đích, trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt và hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các văn bản chứng minh việc sử dụng tiền vay đặc biệt đúng mục đích theo yêu cầu của đơn vị có trách nhiệm giám sát việc sử dụng tiền vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 32, khoản 1 Điều 33 và khoản 2, khoản 4 Điều 34 Thông tư này.
4. Trong thời gian vay đặc biệt, bên vay đặc biệt có trách nhiệm:
a) Không sử dụng tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt vào mục đích khác;
b) Theo dõi, đánh giá điều kiện của tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt; bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm; bảo quản, lưu giữ các hồ sơ tín dụng phát sinh quyền đòi nợ, khoản lãi phải thu làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trong thời gian vay đặc biệt, tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt không thể sử dụng tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt vào mục đích khác.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trên cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 37/2024/TT-NHNN như sau:
Ký hợp đồng cho vay đặc biệt; nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm; giải ngân cho vay đặc biệt
1. Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm:
a) Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định cho vay đặc biệt, căn cứ Quyết định này và các quy định của pháp luật có liên quan, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ký hợp đồng cho vay đặc biệt, trong đó có nội dung về nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, khoản lãi phải thu theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, bên vay đặc biệt bảo quản, lưu giữ các hồ sơ tín dụng phát sinh quyền đòi nợ, khoản lãi phải thu theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt) hoặc Ban kiểm soát đặc biệt (đối với bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt);
b) Trường hợp khoản vay đặc biệt có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gửi hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạch toán, cầm cố tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại Danh mục tài sản bảo đảm đính kèm hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký và thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc đã hoàn thành hạch toán, cầm cố các giấy tờ có giá này.
2. Giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt:
a) Khi có nhu cầu được giải ngân vốn vay đặc biệt, bên vay đặc biệt gửi văn bản đề nghị giải ngân đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, trong đó nêu rõ số tiền, thời điểm, lý do đề nghị giải ngân;
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giải ngân cho vay đặc biệt trên cơ sở hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký và văn bản đề nghị giải ngân của bên vay đặc biệt;
c) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ giải ngân cho vay đặc biệt sau khi đã hoàn thành thủ tục nhận tài sản bảo đảm.
...
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trên cơ sở hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký và văn bản đề nghị giải ngân của tổ chức tín dụng vay đặc biệt.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ giải ngân cho vay đặc biệt sau khi đã hoàn thành thủ tục nhận tài sản bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu phiếu biểu quyết xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm? 04 mức biểu quyết xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm?
- Chủ sở hữu nhà ở có được phép góp vốn bằng nhà ở không? Giao dịch góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải đáp ứng điều kiện nào?
- Có được có quan hệ tình cảm nam nữ với người khác khi đang trong quá tình xử lý đơn ly hôn không?
- Có phải điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thay đổi thông tin hộ chiếu của chủ tịch công ty hay không?
- Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng phải chịu là 5% hay 10% đối với thiết bị lắp đặt trong trường học?