Ngân hàng hợp tác xã thực hiện những hoạt động nào? Đối với quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
- Quyền hạn và trách nhiệm của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân là gì?
- Mục tiêu hoạt động của ngân hàng hợp tác xã là gì?
- Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên
- Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên
Quyền hạn và trách nhiệm của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân là gì?
(1) Quyền hạn: quy định tại Điều 44 Thông tư 31/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 21/2019/TT-NHNN, gồm:
- Được Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
- Yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân cung cấp thông tin, báo cáo phục vụ cho mục đích điều hòa vốn và giám sát an toàn hệ thống.
- Kiểm tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân thành viên trong việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ vốn vay từ ngân hàng hợp tác xã.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về đối tượng, nội dung, phạm vi, thời hạn kiểm tra, giám sát.
Trách nhiệm: quy định tại Điều 45 Thông tư 31/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2016/TT-NHNN, gồm:
- Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
- Hỗ trợ các hoạt động ngân hàng cho quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.
- Ban hành Quy chế điều hòa vốn quy định tại Khoản 1 Điều 41 Thông tư này sau khi được Đại hội thành viên Ngân hàng hợp tác xã thông qua.
- Hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân trong việc thực hiện kiểm toán nội bộ khi các quỹ tín dụng nhân dân yêu cầu.
- Có ý kiến tham gia bằng văn bản đối với danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân thành viên khi được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Điều lệ và pháp luật
Mục tiêu hoạt động của ngân hàng hợp tác xã là gì?
Khoản 7 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
"7. Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân."
Khoản 5 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
"5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã."
Bên cạnh đó, Điều 73 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 31/2012/TT-NHNN quy dịnh cụ thể về tính hcatas và mục tiêu hoạt động của tổ chức tín dụng là ngân hàng hợp tác xã như sau:
"Điều 6. Tính chất và mục tiêu hoạt động
Ngân hàng hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống thông qua việc hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân."
Có thể thấy, ngân hàng hợp tác xã được thành lập bởi các quỹ tín dụng nhân dân nhằm liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, giám sát các hoạt động trong hệ thống của quỹ tín dụng nhân dân, góp phần điều hòa vốn.
Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã
Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên
Căn cứ quy định tại Điều 41 Thông tư 31/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2016/TT-NHNN, hoạt động của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên gồm:
(1) Nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn.
Việc xây dựng và nội dung của Quy chế điều hòa vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Quỹ tín dụng nhân dân thành viên gửi tiền (không kỳ hạn, có kỳ hạn) tại ngân hàng hợp tác xã để điều hòa vốn. Trường hợp rút tiền trước hạn, quỹ tín dụng nhân dân thông báo trước cho ngân hàng hợp tác xã;
b) Quỹ tín dụng nhân dân thành viên được ngân hàng hợp tác xã cho vay điều hòa vốn khi có nhu cầu về vốn để mở rộng tín dụng;
c) Cơ chế lãi suất tiền gửi đảm bảo tính hỗ trợ và lãi suất tiền vay điều hòa vốn phải rõ ràng, minh bạch, không vì mục tiêu lợi nhuận, có tính liên kết giữa ngân hàng hợp tác xã với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên;
d) Quy định cụ thể về đối tượng, hạn mức, trình tự, hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn;
đ) Quy chế điều hòa vốn do ngân hàng hợp tác xã xây dựng, lấy ý kiến của tất cả quỹ tín dụng nhân dân thành viên và thông qua tại Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã. Sau khi ban hành Quy chế điều hòa vốn, ngân hàng hợp tác xã tổ chức tập huấn, phổ biến đến các quỹ tín dụng nhân dân thành viên và gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để thực hiện công tác thanh tra, giám sát. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế điều hòa vốn do Đại hội thành viên Ngân hàng Hợp tác xã thông qua.
(2) Cho vay quỹ tín dụng nhân dân thành viên để xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản.
(3) Mở tài khoản thanh toán, cung cấp các phương tiện thanh toán cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
(4) Xây dựng, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên đáp ứng nhu cầu của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn.
(5) Thực hiện các hoạt động ngân hàng khác theo quy định của pháp luật đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên
Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên
Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên được quy định tại Điều 42 Thông tư 31/2012/TT-NHNN, gồm:
(1) Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại mục 2 Chương IV của Luật các tổ chức tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
(2) Ngân hàng hợp tác xã cho vay đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên khi đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn của quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
(3) Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể quy định hạn chế việc cấp tín dụng của ngân hàng hợp tác xã đối với khách hàng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
Như vậy, ngân hàng hợp tác xã có những quyền hạn và trách nhiệm nhất định đối với quỹ tín dụng nhân dân. Đồng thời, khi thực hiện các hoạt động của mình, ngân hàng hợp tác xã cũng cần phân biệt rõ giữa khách hàng là quỹ tín dụng nhân dân thành viên và không phải quỹ tín dụng nhân dân thành viên, nhằm hướng tới tính chất và mục tiêu hoạt động đã đề ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?