Ngân hàng hợp tác xã phải sử dụng dự phòng đối với khoản nợ nhóm mấy? Việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng phải được ai thông qua?
Ngân hàng hợp tác xã phải sử dụng dự phòng rủi ro đối với khoản nợ nhóm mấy?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
1. Tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
b) Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
2. Tổ chức tài chính vi mô sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân hàng hợp tác xã phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng bao gồm Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
Ngân hàng hợp tác xã phải sử dụng dự phòng đối với khoản nợ nhóm mấy? Việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng phải được ai thông qua? (Hình từ Internet)
Việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng của ngân hàng hợp tác xã phải được ai thông qua?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
...
4. Đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, trừ tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Hội đồng thành viên thông qua.
5. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được ngân hàng nước ngoài chấp thuận.
6. Đối với tổ chức tín dụng là hợp tác xã, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Đại hội thành viên thông qua.
...
Như vậy, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng của ngân hàng hợp tác xã phải được Đại hội thành viên thông qua.
Lưu ý: Việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng của ngân hàng hợp tác xã được thực hiện như sau:
- Sau thời gian tối thiểu 05 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, ngân hàng hợp tác xã được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
- Các khoản nợ được xuất toán ra khỏi ngoại bảng phải theo dõi trong hệ thống quản trị của ngân hàng hợp tác xã theo quy định về trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng tại doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng, trừ các khoản nợ mà khách hàng là tổ chức đã phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật và sau khi thanh lý, xử lý toàn bộ tài sản hoặc khách hàng là cá nhân đã chết, bị tuyên bố mất tích theo quyết định của Tòa án và đã xử lý xong di sản, nghĩa vụ của người này theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng hợp tác xã phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro vào thời điểm nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro
....
2. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro như sau:
Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô căn cứ kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Theo đó, ngân hàng hợp tác xã phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro trong 07 ngày đầu tiên của tháng.
Việc trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng hợp tác xã được căn cứ dựa trên kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn trang trí khánh tiết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 của Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?
- Dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì cấp GCN đăng ký đầu tư theo Nghị định 132 như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký đối với xe quân sự do Bộ Quốc phòng trang bị từ ngày 01/1/2025 gồm những gì?
- Nguyên tắc bố trí chỗ để xe ô tô của nhà chung cư? Giá dịch vụ quản lý vận hành đối với phần diện tích dùng làm chỗ để xe được xác định thế nào?
- Hồ sơ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại cấp trung ương theo Quyết định 2469 gồm những gì?