Ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp lưu giữ bảo quản như thế nào? Dữ liệu nguồn gen này được lưu trữ bằng hình thức nào?
Phải làm gì với kết quả điều tra thu nhập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp?
Kết quả điều tra thu nhập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Điều tra, thu thập, đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp
1. Điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế đặt hàng tổ chức, cá nhân có năng lực và điều kiện phù hợp tiến hành điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; các địa phương căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế để điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;
b) Nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được thu thập dưới dạng hạt giống, cây giống, hom giống hoặc vật liệu di truyền của giống cây trồng lâm nghiệp phụ thuộc vào từng loài cây;
c) Kết quả điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp phải được tư liệu hóa, mô tả rõ các thông tin có liên quan đến việc điều tra, thu thập như địa điểm, thời gian, loại mẫu vật, số lượng, hình thức thu thập.
2. Đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; các địa phương đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp do địa phương điều tra, thu thập;
b) Đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm: các hoạt động giải mã gen; đánh giá đa dạng di truyền, đặc điểm lâm học, sinh học và giá trị sử dụng của nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì kết quả điều tra thu nhập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp phải được tư liệu hóa, mô tả rõ các thông tin có liên quan đến việc điều tra, thu thập như địa điểm, thời gian, loại mẫu vật, số lượng, hình thức thu thập.
Kết quả điều tra thu nhập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp lưu giữ bảo quản như thế nào?
Ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp lưu giữ bảo quản theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp
1. Lưu giữ nguồn gen
Nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu giữ theo hình thức sau:
a) Lưu giữ tại chỗ (lưu giữ in-situ) là lưu giữ ngay trong khu phân bố tự nhiên của giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Lưu giữ chuyển chỗ (lưu giữ ex-situ) là lưu giữ ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của giống cây trồng lâm nghiệp, trong ngân hàng gen (trong kho lạnh, trong môi trường nitơ lạnh hoặc các hình thức bảo quản phù hợp khác khi có công nghệ mới); hoặc trong ống nghiệm (lưu giữ in-vitro); hoặc trong vườn thực vật, vườn sưu tập thực vật, rừng giống, vườn giống.
2. Ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp, gồm:
a) Ngân hàng hạt giống: Bảo quản hạt khô bằng cách lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp;
b) Ngân hàng mô-tế bào: Bảo quản chồi, tế bào nguyên sinh, phôi và mô phân sinh thông qua việc áp dụng chế độ ánh sáng và nhiệt độ cụ thể trong môi trường dinh dưỡng phù hợp;
c) Ngân hàng hạt phấn: Bảo quản hạt phấn bằng các kỹ thuật khác nhau;
d) Ngân hàng hiện trường: Bảo tồn vật liệu di truyền dưới dạng cá thể hoàn chỉnh trên hiện trường.
3. Xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp toàn quốc do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện; các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen thực hiện xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp theo nhu cầu và điều kiện của tổ chức, cá nhân đó.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp lưu giữ bảo quản như sau:
- Ngân hàng hạt giống: Bảo quản hạt khô bằng cách lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp;
- Ngân hàng mô-tế bào: Bảo quản chồi, tế bào nguyên sinh, phôi và mô phân sinh thông qua việc áp dụng chế độ ánh sáng và nhiệt độ cụ thể trong môi trường dinh dưỡng phù hợp;
- Ngân hàng hạt phấn: Bảo quản hạt phấn bằng các kỹ thuật khác nhau;
- Ngân hàng hiện trường: Bảo tồn vật liệu di truyền dưới dạng cá thể hoàn chỉnh trên hiện trường.
Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu trữ bằng hình thức nào?
Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu trữ bằng hình thức theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp
1. Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được thiết lập do tổ chức, cá nhân trực tiếp và liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này.
2. Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu trữ dưới các hình thức phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm, cơ sở dữ liệu dạng văn bản hoặc số hóa.
3. Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam lưu dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp toàn quốc.
4. Chia sẻ về dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu trữ bằng các hình thức phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm, cơ sở dữ liệu dạng văn bản hoặc số hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?