Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống rửa tiền như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Như vậy, hành vi thiết lập tài khoản vô danh là hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền. Nếu khách hàng có hành vi thiết lập tài khoản vô danh thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? (Hình từ internet)
Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi như sau:
- Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với khách hàng là cá nhân như sau:
+ Trường hợp khách hàng mở tài khoản, đối tượng báo cáo xác định cá nhân sở hữu thực tế một tài khoản hoặc chi phối hoạt động của tài khoản đó;
+ Trường hợp khách hàng thiết lập mối quan hệ với đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo xác định cá nhân thiết lập mối quan hệ và thực tế chi phối mối quan hệ đó.
- Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với khách hàng là tổ chức như sau:
+ Đối tượng báo cáo xác định cá nhân thực tế nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% vốn điều lệ trở lên của tổ chức đó hoặc cá nhân cuối cùng có quyền chi phối đối với khách hàng là tổ chức;
+ Trường hợp không xác định được cá nhân theo quy định tại điểm a khoản này, đối tượng báo cáo xác định ít nhất một người đại diện theo pháp luật của tổ chức, trừ trường hợp cá nhân đại diện vốn nhà nước trong tổ chức;
+ Trường hợp tổ chức là doanh nghiệp đã niêm yết trên các thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài, đồng thời thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của tổ chức đã được công bố, đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân được công bố đó.
Ngân hàng thiết lập tài khoản vô danh thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 88/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố như sau:
Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố
...
2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả;
b) Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.
.....
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, nếu ngân hàng có hành vi thiết lập tài khoản vô danh thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 600.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng, vì mức phạt theo quy định trên áp dụng đối với cá nhân, mà ngân hàng là tổ chức nên mức phạt sẽ bằng 2 lần mức phạt cá nhân.
Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?