Ngân hàng có được mua trái phiếu chính phủ nước ngoài không? Hồ sơ đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài bao gồm những gì?
Quy định về đăng ký khoản cho vay
Căn cứ Điều 9 Thông tư 45/2011/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 13/2016/TT-NHNN) quy định về đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay như sau
"1. Tổ chức tín dụng thực hiện việc đăng ký khoản cho vay với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận cho vay (trường hợp khoản cho vay không được bảo lãnh) hoặc trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày tổ chức bảo lãnh ký văn bản bảo lãnh.
2. Trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng cho vay ra nước ngoài có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài trong thời hạn:
a) 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi; hoặc,
b) 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày tổ chức bảo lãnh ký văn bản đồng ý với nội dung thay đổi thỏa thuận cho vay (trường hợp khoản cho vay được bảo lãnh); hoặc,
c) Trước thời điểm diễn ra nội dung thay đổi đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi.”
3. Mọi giao dịch liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài chỉ được thực hiện sau khi tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư này.
4. Tổ chức tín dụng không phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước các thỏa thuận cho vay không có hiệu lực rút vốn như: Hiệp định tín dụng khung, Biên bản ghi nhớ và các thỏa thuận tương tự khác nhưng nội dung các thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật Việt Nam."
Ngân hàng có được mua trái phiếu chính phủ nước ngoài không?
Ngân hàng có được mua trái phiếu chính phủ nước ngoài không?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 45/2011/TT-NHNN quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành:
"Điều 8. Bên vay nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng chỉ thực hiện cho vay đối với bên vay nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2. Các trường hợp khác chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước."
Căn cứ quy định trong, tổ chức tín dụng cho vay theo hình thức mua trái phiếu chính phủ nước ngoài chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng nhà nước.
Hồ sơ đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 45/2011/TT-NHNN quy định về hồ sơ đăng ký khoản cho vay như sau:
Tổ chức tín dụng gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký khoản cho vay đến Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài (theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Báo cáo đánh giá tác động của khoản cho vay ra nước ngoài đến việc tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng (bên vay nước ngoài) và người có liên quan; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; tỷ lệ khả năng chi trả; trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng cho vay ra nước ngoài.
- Báo cáo thẩm định khoản cho vay ra nước ngoài gồm các nội dung chủ yếu sau: đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của bên vay nước ngoài; các rủi ro liên quan, khả năng thu hồi vốn gốc, lãi cho vay đầy đủ và đúng hạn; sự phù hợp về trị giá khoản cho vay và quy mô dự án sử dụng vốn vay; vấn đề bảo đảm khoản cho vay và các nội dung liên quan khác.
- Báo cáo về nguồn vốn ngoại tệ cho vay bao gồm nội dung liên quan đến quy mô, cơ cấu đồng tiền và cơ cấu kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay bằng ngoại tệ tại thời điểm ký thỏa thuận cho vay.
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của bên vay nước ngoài theo quy định của nước sở tại.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam sở hữu vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Bên vay nước ngoài.
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng) thỏa thuận cho vay đã ký.
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng) các văn bản, thỏa thuận bảo lãnh, bảo đảm khoản cho vay ra nước ngoài (nếu có).
Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký khoản cho vay là bao lâu?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 45/2011/TT-NHNN quy định về thời gian xử lý hồ sơ đăng ký khoản cho vay như sau:
- Ngân hàng Nhà nước xử lý hồ sơ đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay của tổ chức tín dụng trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
- Trong trường hợp cần thêm thông tin, điều kiện khác để có đủ cơ sở xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?