Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo phương pháp nào? Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm các khoản nào?

Cho chị hỏi, chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm các khoản chi phí nào? Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo phương pháp nào? Câu hỏi của chị Thanh Nga ở Lâm Đồng.

Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm các khoản nào?

Căn cứ theo Điều 13 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Quyết định 30/2015/QĐ-TTg quy định như sau:

Thu nhập
1. Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:
- Thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách;
- Thu lãi tiền gửi;
- Thu từ nhận dịch vụ ủy thác cho vay các đối tượng chính sách;
- Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;
- Thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý do ngân sách nhà nước cấp;
- Thu hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ khác.
b) Thu nhập khác:
- Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;
- Các khoản thu nhập khác trong hoạt động.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán phải thu đối với các khoản thu nêu tại Khoản 1 Điều này, riêng khoản thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội hạch toán thực thu.

Theo quy định trên, thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm:

- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:

+ Thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách;

+ Thu lãi tiền gửi;

+ Thu từ nhận dịch vụ ủy thác cho vay các đối tượng chính sách;

+ Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;

+ Thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý do ngân sách nhà nước cấp;

+ Thu hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ khác.

- Thu nhập khác:

+ Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;

+ Các khoản thu nhập khác trong hoạt động.

ngân hàng

Thu chi của Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)

Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm các khoản chi phí nào?

Theo Điều 14 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 7, khoản 8 Điều 1 Quyết định 30/2015/QĐ-TTg quy định như sau:

Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội là các khoản phải chi phát sinh trong quá trình hoạt động, bao gồm:
1. Chi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Chi trả lãi cho số vốn huy động; chi dịch vụ thanh toán ngân quỹ;
b) Chi phí trả phí dịch vụ cho tổ chức thực hiện ủy thác cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Mức chi trả phí dịch vụ ủy thác do Ngân hàng Chính sách xã hội và tổ chức thực hiện ủy thác cho vay thỏa thuận không vượt quá 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi;
c) Chi trả phí ủy thác cho các Hội đoàn thể và hoa hồng cho các Tổ tiết kiệm vay vốn. Tổng mức chi trả tối đa là 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi, tỷ lệ phân chia cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
d) Chi trả phụ cấp cho Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, Ban Chuyên gia tư vấn; chi thù lao cho cán bộ cấp xã (phường) theo quy định của Bộ Tài chính;
đ) Chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ giá theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế này;
e) Chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động nghiệp vụ.
2. Chi phí quản lý:
a) Chi phí khấu hao tài sản cố định, mức trích theo quy định chung đối với các doanh nghiệp;
b) Chi tiền lương, tiền công cho cán bộ, nhân viên;
c) Chi bảo hiểm xã hội, y tế, đóng góp kinh phí công đoàn mà Ngân hàng Chính sách xã hội phải đóng góp theo quy định;
d) Chi phí tiền ăn giữa ca cho cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Chính sách xã hội, mức chi cho mỗi người không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước;
đ) Chi trang phục giao dịch theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước;
e) Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc theo quy định;
g) Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi cho lao động nữ theo chế độ quy định;
h) Chi công tác phí theo chế độ quy định;
i) Chi phí dịch vụ mua ngoài: như vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, sửa chữa - bảo dưỡng tài sản cố định, vật tư phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, mua bảo hiểm tài sản, thuê tài sản, y tế, vệ sinh cơ quan, xăng dầu, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học;
k) Chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, lễ tân, khánh tiết và các khoản chi phí khác. Trong 3 năm đầu mới thành lập, các khoản chi này không quá 7% tổng chi phí mỗi năm và không quá 5% các năm sau đó;
l) Chi phí quản lý khác (bao gồm cả chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định).

Đồng thời, xem thêm quy định tại Điều 11 Thông tư 62/2016/TT-BTC về chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Như vậy, chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội là các khoản phải chi phát sinh trong quá trình hoạt động, bao gồm các chi phí được quy định trên.

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo phương pháp nào?

Theo Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Quyết định 30/2015/QĐ-TTg quy định như sau:

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo chế độ quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các khoản thu, chi và thực hiện các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán.
1. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo phương pháp kế toán dồn tích, riêng đối với khoản thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán theo phương pháp thực thu. Sau 5 (năm) năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thực hiện hạch toán các khoản thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo phương pháp kế toán dồn tích. Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và tính chính xác của các khoản thu, chi; thực hiện các quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán.
2. Trường hợp khi chuyển phương pháp hạch toán từ phương pháp hạch toán thực thu, thực chi sang phương pháp dồn tích mà có ảnh hưởng đến thu, chi, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức phí quản lý để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao và trích lập các quỹ theo quy định.

Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo phương pháp kế toán dồn tích, riêng đối với khoản thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán theo phương pháp thực thu.

Sau 5 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thực hiện hạch toán các khoản thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo phương pháp kế toán dồn tích.

Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và tính chính xác của các khoản thu, chi; thực hiện các quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán.

Ngân hàng Chính sách xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phân loại nợ theo thời hạn cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy báo nhàu nát, rách, mất hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị rút trước hạn tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội? Thủ tục rút trước hạn?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận học sinh sinh viên mồ côi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Học sinh sinh viên được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách Xã hội mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế thì cần xin phép Ngân hàng Nhà nước hay không?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không? Ngân hàng có được huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu không?
Pháp luật
Quỹ khen thưởng của Ngân hàng Chính sách xã hội có được dùng để thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Ngân hàng không?
Pháp luật
Từ ngày 30/03/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ không cho học sinh, sinh viên vay vốn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu %? Nguồn thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Chính sách xã hội
981 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Chính sách xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng Chính sách xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào