Ngân hàng Chính sách xã hội nhượng bán tài sản cố định bằng hình thức gì? Việc nhượng bán này do ai quyết định?
Việc nhượng bán tài sản cố định của Ngân hàng Chính sách xã hội do ai quyết định?
Căn cứ theo điểm 7.1 khoản 7 Điều 6 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về quản lý vốn và tài sản như sau:
Quản lý vốn và tài sản
...
7. Ngân hàng Chính sách xã hội được thanh lý, nhượng bán những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả theo nguyên tắc sau:
7.1. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Tổng Giám đốc quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản cố định ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thời Điểm gần nhất với thời Điểm quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản.
Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc báo cáo Hội đồng quản trị quyết định;
b) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của Ngân hàng Chính sách xã hội không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Hội đồng quản trị và Bộ Tài chính trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát;
c) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm nhưng không đạt hiệu quả kinh tế theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ngân hàng Chính sách xã hội không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới Ngân hàng Chính sách xã hội không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Hội đồng quản trị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tổng Giám đốc quyết định các phương án nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản cố định ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thời Điểm gần nhất với thời Điểm quyết định nhượng bán tài sản.
Các phương án nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc báo cáo Hội đồng quản trị quyết định.
Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của Ngân hàng Chính sách xã hội không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Hội đồng quản trị và Bộ Tài chính trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.
Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm nhưng không đạt hiệu quả kinh tế theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ngân hàng Chính sách xã hội không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới Ngân hàng Chính sách xã hội không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Hội đồng quản trị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhượng bán tài sản cố định của Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc nhượng bán tài sản cố định bằng hình thức gì?
Theo điểm 7.2 khoản 7 Điều 6 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về quản lý vốn và tài sản như sau:
Quản lý vốn và tài sản
...
7.2. Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc nhượng bán tài sản cố định bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do Ngân hàng Chính sách xã hội tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quy định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận;
b) Trường hợp chuyển nhượng tài sản cố định gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo quy định trên, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc nhượng bán tài sản cố định bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do Ngân hàng Chính sách xã hội tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Trường hợp nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quy định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận;
Trường hợp chuyển nhượng tài sản cố định gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trình tự, thủ tục nhượng bán tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào?
Căn cứ theo điểm 7.3 khoản 7 Điều 6 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về quản lý vốn và tài sản như sau:
Quản lý vốn và tài sản
...
7.3. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản:
a) Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quy định việc thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định là giúp việc cho Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định thực trạng về kỹ thuật, giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán.
- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến trường hợp tài sản cố định mới đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế phải nhượng bán nhưng không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư, tài sản chưa khấu hao hết đã bị hư hỏng không thể sửa chữa được phải thanh lý, nhượng bán để báo cáo Hội đồng quản trị xử lý theo quy định.
- Tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị có thể thu được của tài sản thanh lý, nhượng bán.
- Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản thanh lý nhượng bán theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp bán thỏa thuận, thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc;
b) Trường hợp khi Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ngân hàng Chính sách xã hội phải dỡ bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định cũ thì việc thanh lý và hạch toán tài sản cố định cũ khi dỡ bỏ hoặc hủy bỏ của Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện như đối với trường hợp thanh lý tài sản cố định quy định tại Thông tư này.
Như vậy, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quy định việc thành lập Hội đồng nhượng bán tài sản cố định tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Nhiệm vụ của Hội đồng nhượng bán tài sản cố định là giúp việc cho Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định thực trạng về kỹ thuật, giá trị còn lại của tài sản nhượng bán.
- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến trường hợp tài sản cố định mới đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế phải nhượng bán nhưng không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư, tài sản chưa khấu hao hết đã bị hư hỏng không thể sửa chữa được phải nhượng bán để báo cáo Hội đồng quản trị xử lý theo quy định.
- Tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị có thể thu được của tài sản nhượng bán.
- Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản nhượng bán theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp bán thỏa thuận, thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc;
Trường hợp khi Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ngân hàng Chính sách xã hội phải dỡ bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định cũ thì việc nhượng bán và hạch toán tài sản cố định cũ khi dỡ bỏ hoặc hủy bỏ của Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện như đối với trường hợp nhượng bán tài sản cố định quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?