Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ cấu tổ chức như thế nào? Ngân hàng Chính sách xã hội có bao nhiêu thành viên trong Hội đồng quản trị?
Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg, có quy định về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm :
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
- Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Chi nhánh và Phòng giao dịch do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ cấu tổ chức như sau:
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
- Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Ngân hàng Chính sách xã hội có bao nhiêu thành viên trong Hội đồng quản trị?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg, có quy định về hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Hội đồng quản trị có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ và Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực, 01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 ủy viên giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
3. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
4. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định nhân sự Ban đại diện Hội đồng quản trị.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
6. Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp được sử dụng bộ máy và con dấu của Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp để thực hiện công việc của mình.
7. Các thành viên kiêm nhiệm Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, cán bộ cấp xã và các cá nhân khác làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội được hưởng thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Chính sách xã hội có 12 thành viên trong Hội đồng quản trị, trong đó có 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách.
- 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ và Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực, 01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 ủy viên giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát.
Phó Tổng giám đốc của Ngân hàng Chính sách xã hội do ai ký bổ nhiệm?
Căn cứ tại Điều 7 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Điều hành hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội. Giúp việc Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc.
Chủ tịch Hội đồng quản trị ký bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Tổng giám đốc.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng quản trị ký bổ nhiệm các Phó Tổng giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?