Nếu trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại như thế nào?
- Nếu trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại như thế nào?
- Người có tài sản trưng dụng có được thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra không?
- Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra thì người có tài sản trưng dụng có được trả thêm tiền lãi hay không?
Nếu trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng như sau:
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng
1. Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng thì việc bồi thường được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng sửa chữa, khôi phục lại tài sản và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự sửa chữa, khôi phục lại tài sản.
2. Trường hợp tài sản trưng dụng là đất thì việc bồi thường được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng khôi phục lại mặt bằng và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí bồi bổ, tôn tạo lại mặt bằng theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự khôi phục lại.
3. Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
Theo đó, trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
Cụ thể theo quy định tại Điều 35 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất
1. Trường hợp tài sản trưng dụng bị mất thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.
2. Mức bồi thường bằng tiền được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mức độ hao mòn với tài sản đã trưng dụng trên thị trường tại thời điểm thanh toán.
3. Trường hợp tài sản bị mất đã được mua bảo hiểm, đóng lệ phí trước bạ thì mức bồi thường bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm và lệ phí trước bạ.
Như vậy, nếu trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại như bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất theo quy định của pháp luật.
Nếu trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại như thế nào? (Hình từ internet)
Người có tài sản trưng dụng có được thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
...
2. Mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do người quyết định trưng dụng tài sản thỏa thuận với người có tài sản trưng dụng theo nguyên tắc quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Luật này. Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường; nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường.
....
Theo quy định trên thì người có tài sản trưng dụng sẽ được thỏa thuận với người quyết định trưng dụng tài sản về mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra dựa trên các nguyên tắc quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Luật này.
Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường. Nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra thì người có tài sản trưng dụng có được trả thêm tiền lãi hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định về việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra như sau:
Chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
...
4. Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản trưng dụng theo đúng quy định của Luật này. Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.
Theo quy định trên thì trường hợp Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.
Như vậy, người có tài sản trưng dụng có thể được trả thêm tiền lãi trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền chậm trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?