Nếu phát hiện người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ trong gian đoạn chuẩn bị xét xử thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện?
Năng lực hành vi tố tụng hành chính được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 54 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.
Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Năng lực hành vi tố tụng hành chính được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Nếu phát hiện người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ trong gian đoạn chuẩn bị xét xử thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về việc trả lại đơn khởi kiện như sau:
Trả lại đơn khởi kiện
1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
c) Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
d) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
e) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;
g) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;
h) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
2. Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Theo đó, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính trong những trường hợp sau:
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
- Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
- Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
- Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 Luật Tố tụng hành chính 2015;
- Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015 mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 Luật Tố tụng hành chính 2015 ;
- Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Tố tụng hành chính 2015 mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
Đồng thời, theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính 2015 về đình chỉ giải quyết vụ án như sau:
Đình chỉ giải quyết vụ án
1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:
...
h) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này mà Tòa án đã thụ lý.
...
Theo đó, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính khi người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ. Nhưng nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tức là đã thụ lý đơn khởi kiện rồi thì Tòa án sẽ không trả lại đơn khởi kiện mà sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
Người khởi kiện có thể khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Luật Tố tụng hành chính 2015 về khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện như sau:
Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
...
Theo đó, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện thì người khởi kiện có quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?