Nếu phát hiện lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với quy định trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường thì đoàn kiểm tra xử lý như thế nào?
- Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn có kiểm tra lượng hàng hóa thực tế không?
- Thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn thực hiện như thế nào?
- Việc kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trước được kiểm tra đột xuất khi nào?
- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với quy định thì đoàn kiểm tra xử lý như thế nào?
Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn có kiểm tra lượng hàng hóa thực tế không?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Đo lường 2011 quy định như sau:
Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường
Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường bao gồm chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Tại khoản 4 Điều 43 Luật Đo lường 2011 quy định về nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường như sau:
Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường
...
4. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm:
a) Kiểm tra việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa;
b) Kiểm tra lượng hàng hóa thực tế;
c) Kiểm tra việc thể hiện dấu định lượng.
...
Theo đó, nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn gồm:
- Kiểm tra việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa;
- Kiểm tra lượng hàng hóa thực tế;
- Kiểm tra việc thể hiện dấu định lượng.
Như vậy, khi kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn có kiểm tra lượng hàng hóa thực tế.
Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn có kiểm tra lượng hàng hóa thực tế không? (Hình từ Internet)
Thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Đo lường 2011 quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường như sau:
Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường
1. Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp quyết định kiểm tra cho phép thì thực hiện lấy mẫu để kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.
2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra.
3. Lập biên bản kiểm tra.
4. Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
5. Báo cáo cơ quan ra quyết định kiểm tra nhà nước về đo lường.
Theo quy định trên, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn gồm 05 bước như sau:
Bước 1. Xuất trình quyết định kiểm tra đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp quyết định kiểm tra cho phép thì thực hiện lấy mẫu để kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.
Bước 2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra.
Bước 3. Lập biên bản kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
Bước 4. Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định.
Bước 5. Báo cáo cơ quan ra quyết định kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
Việc kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trước được kiểm tra đột xuất khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Luật Đo lường 2011 quy định về hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường như sau:
Hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường
1. Kiểm tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đo lường hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, việc kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trước được kiểm tra đột xuất khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đo lường hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với quy định thì đoàn kiểm tra xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Đo lường 2011 quy định về xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường như sau:
Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường
1. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp với quy định của Luật này thì đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản, duy trì, sử dụng chuẩn đo lường tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chuẩn đo lường đó và thực hiện ngay các biện pháp khắc phục;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân tạm dừng phép đo và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
đ) Yêu cầu tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp và thực hiện ngay biện pháp khắc phục.
Theo đó, trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với quy định thì đoàn kiểm tra yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?