Nếu phát hiện hồ sơ chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
- Ngoài văn bản đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người thì hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp còn cần những gì?
- Trường hợp nào được ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp?
- Lệnh bắt giữ người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng có gì đặc biệt?
- Nếu phát hiện hồ sơ chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Ngoài văn bản đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người thì hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp còn cần những gì?
Ngoài văn bản đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người thì hồ sơ Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp còn có các giấy tờ, đồ vật quy định tại khoản 5 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
(1) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;
(2) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
(3) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
(4) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Trường hợp nào được ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp?
Theo khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp bao gồm:
(1) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
(2) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
(3) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Lệnh bắt giữ người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng có gì đặc biệt?
Lệnh bắt giữ người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng có gì đặc biệt? (Hình từ Internet)
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP như sau:
Áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
1. Khi đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu rõ lý do, kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh căn cứ bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cụ thể là:
a) Nếu giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong hồ sơ phải có chứng cứ, tài liệu chứng minh rõ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Như vậy, lệnh bắt giữ người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng thì ngoài các giấy tờ quy định trong hồ sơ yêu cầu bắt, giữ người khẩn cấp thì hồ sơ phải có chứng cứ, tài liệu chứng minh rõ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
Nếu phát hiện hồ sơ chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 15 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Kiểm sát viên phải tiến hành các hoạt động sau đây:
b) Xác định thẩm quyền, căn cứ của việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, thấy có dấu hiệu lạm dụng việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc người bị giữ không nhận tội, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ có mâu thuẫn, người bị giữ là người nước ngoài, người có chức sắc trong tôn giáo, là nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số hoặc trong trường hợp cần thiết khác thì Kiểm sát viên phải trực tiếp hỏi người bị giữ trước khi báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc phê chuẩn. Khi cần hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Kiểm sát viên thông báo trước cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra để phối hợp trong quá trình hỏi. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ do Kiểm sát viên lập phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự và theo Mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, được đưa vào hồ sơ vụ án, vụ việc, lưu hồ sơ kiểm sát.
Chiếu theo quy định này, khi phát hiện hồ sơ chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì Kiểm sát viên có trách nhiệm:
- Trực tiếp hỏi người bị giữ khẩn cấp liên quan đến việc bắt giữ;
- Báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc phê chuẩn lệnh bắt người.
Nếu cần hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Kiểm sát viên thông báo trước cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra để phối hợp trong quá trình hỏi.
Biên bản ghi lời khai của người bị giữ do Kiểm sát viên lập phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và theo Mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, được đưa vào hồ sơ vụ án, vụ việc, lưu hồ sơ kiểm sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?