Nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài chết trong thời gian bị tạm giữ thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm gì?
- Nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài chết trong thời gian bị tạm giữ thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm gì?
- Việc xử lý người nước ngoài bị tạm giữ chết được thực hiện dựa vào quy định nào?
- Trường hợp nào cơ sở giam giữ từ chối yêu cầu bàn giao thi hài cho thân nhân là người tạm giữ chết?
- Trường hợp thân nhân nhận thi hài của người tạm giữ về an táng có được hỗ trợ chi phí mai táng không?
Nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài chết trong thời gian bị tạm giữ thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm gì?
Nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài chết trong thời gian bị tạm giữ thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm gì? (hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết
1. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.
...
Theo đó, trường hợp người bị tạm giữ là người nước ngoài chết trong thời gian bị tạm giữ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết.
Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện mà không thuộc trách nhiệm của cơ sở giam giữ.
Việc xử lý người nước ngoài bị tạm giữ chết được thực hiện dựa vào quy định nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 26 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết
...
4. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.
...
Chiếu theo quy định này, việc xử lý người nước ngoài bị tạm giữ chết được thực hiện dựa vào quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết.
Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.
Trường hợp nào cơ sở giam giữ từ chối yêu cầu bàn giao thi hài cho thân nhân là người tạm giữ chết?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết
...
3. Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết.
Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc an táng phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địa phương.
Như vậy, cơ sở giam giữ từ chối yêu cầu bàn giao thi hài cho thân nhân là người tạm giữ chết nếu có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.
Trường hợp thân nhân nhận thi hài của người tạm giữ về an táng có được hỗ trợ chi phí mai táng không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh phí và các điều kiện bảo đảm an táng người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết
1. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, kinh phí bảo đảm việc khâm liệm gồm: Tiền mua 01 quan tài bằng gỗ thường, 01 bộ quần áo dài và 01 bộ quần áo lót mới, 04 m2 vải liệm, hương, nến, cồn làm vệ sinh và khoản tiền chi phí khác tương đương 100 kg gạo tẻ loại trung bình.
2. Cơ sở giam giữ tổ chức an táng cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, bằng hình thức địa táng hoặc hỏa táng.
3. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà thân nhân nhận thi hài về an táng thì được hỗ trợ kinh phí vận chuyển thi hài và chi phí an táng trị giá tương đương 200 kg gạo tẻ loại trung bình.
4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí quỹ đất phù hợp và phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức an táng, làm thủ tục khai tử cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, trường hợp thân nhân nhận thi hài của người tạm giữ về an táng sẽ nhận được hỗ trợ kinh phí vận chuyển thi hài và chi phí an táng trị giá tương đương 200 kg gạo tẻ loại trung bình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?