Nếu lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng mà không phù hợp với cấp công trình xây dựng bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với cấp công trình xây dựng bị phạt bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt hành vi lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với cấp công trình xây dựng là bao lâu?
- Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có quyền xử phạt người lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với cấp công trình xây dựng không?
Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với cấp công trình xây dựng bị phạt bao nhiêu?
Một trong những yêu cầu đối với khảo sát xây dựng theo khoản 1 Điều 74 Luật Xây dựng 2014 là nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.
Như vậy, khi lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng thì phải phù hợp với cấp công trình xây dựng.
Theo điểm c khoản 2, điểm d khoản 4 Điều 27 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân lực, thiết bị, phòng thí nghiệm không phù hợp với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt;
b) Phiếu kết quả thí nghiệm không đáp ứng các nội dung theo quy định;
c) Không lưu trữ mẫu khảo sát hoặc tài liệu khảo sát theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập nhiệm vụ khảo sát hoặc không lập phương án kỹ thuật khảo sát;
b) Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng không phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;
c) Lập nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng không phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng hoặc loại hình khảo sát;
…
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
d) Buộc lập lại nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và khảo sát lại với hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng;
Và điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP cũng quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”
Như vậy, nếu lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với cấp công trình xây dựng thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm; từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Và buộc lập lại nhiệm vụ khảo sát xây dựng và khảo sát lại đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng.
Nếu lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng mà không phù hợp với cấp công trình xây dựng bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt hành vi lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với cấp công trình xây dựng là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là:
- 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
- 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
Hành vi vi phạm này thuộc hoạt động xây dựng cho nên thời hiệu xử phạt đối với hành vi lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với cấp công trình xây dựng là 02 năm.
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có quyền xử phạt người lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với cấp công trình xây dựng không?
Theo Điều 75 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng) như sau:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Theo điểm e khoản 4 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP cũng quy định:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể như sau:
…
e) Những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.”
Theo đó, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có quyền phạt tiền đến 100 triệu đồng và được quyền áp dụng tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Hành vi lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với cấp công trình xây dựng thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm; từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Như vậy, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng sẽ có quyền xử phạt người lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng không phù hợp với cấp công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?