Nếu không có giấy đăng ký kết hôn có bị xử phạt không? Bây giờ em muốn làm giấy đăng ký kết hôn thì làm như thế nào và làm ở đâu?
Nếu cưới nhau sau một thời gian mà chưa có giấy đăng ký kết hôn có bị xử phạt không?
Căn cứ tại Chương 1 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; Hành chính tư pháp; Hôn nhân và gia đình; Thi hành án dân sự; Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã không quy định hành vi không làm giấy đăng ký kết hôn là vi phạm hành chính. Theo quy định của pháp luật không có quy định nào nói rằng cưới nhau trước khi đi làm giấy đăng ký kết hôn là bị xử phạt hành chính. Anh vẫn có thể đi làm giấy đăng ký kết hôn bình thường sau khi cưới. Hai anh chị sẽ được công nhận là vợ chồng hợp pháp kể từ thời điểm đăng ký kết hôn. Nếu anh chị không đi đăng ký kết hôn thì hôn nhân của anh chị không được pháp luật công nhận và nếu có phát sinh tranh chấp hoặc các vấn đề về hôn nhân gia đình, quyền lợi của anh và chị sẽ không được đảm bảo.
Do vậy, đối với những trường hợp chung sống như vợ chồng, không làm giấy đăng ký kết hôn thì bản thân những người trong quan hệ đó phải chịu hệ quả là không được pháp luật công nhận là vợ chồng theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."
Việc vợ chồng anh chị chung sống như vợ chồng, chỉ tổ chức đám cưới, không thực hiện việc làm giấy đăng ký kết hôn là hành vi không chấp hành đúng nghĩa vụ tự giác đăng ký hộ tịch, ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình nhưng quyền kết hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, việc làm giấy đăng ký kết hôn tại cơ quan hộ tịch có ý nghĩa là sự công nhận và bảo hộ của Nhà nước đối với quan hệ hôn nhân đó.
Giấy đăng ký kết hôn
Thủ tục làm giấy đăng ký kết hôn như thế nào và chuẩn bị những giấy tờ gì ?
Để có giấy đăng ký kết hôn anh chị phải làm thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
- Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Căn cứ vào những quy định trên, trường hợp của anh chị có thể tiến hành làm thủ tục hay giấy đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, khi đăng ký kết hôn trong nước, hai bên nam, nữ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn;
- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và còn hạn sử dụng;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
Địa điểm để làm giấy đăng ký kết hôn ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
- Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Vậy anh chị có thể đến UBND cấp xã nơi cư trú của anh hoặc của chị để thực hiện việc làm giấy đăng ký kết hôn theo pháp luật quy định.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật nói trên, anh/chị kết hôn với người nước ngoài nên thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi cư trú của một trong hai bên.
Tải về mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?