Nếu gặp khó khăn trong thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính thì đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự phải làm những việc gì?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính như thế nào?
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện khi nhận được các quyết định về thi hành án dân sự, hành chính của Cơ quan thi hành án dân sự thì cần gửi ngay cho ai?
- Nếu gặp khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính thì đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự phải làm những việc gì?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 38 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 có quy định về quan hệ lãnh đạo và quản lý công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công một đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách chỉ đạo công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực tiếp phụ trách hoặc phân công 01 đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính.
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phải phân công Kiểm sát viên thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính.
- Vụ trưởng Vụ kiểm sát thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng kiểm sát thi hành án dân sự của các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Thủ trưởng các đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự) thực hiện công tác quản lý, trực tiếp thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính theo quy định của pháp Luật, Quy chế này, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị và quy định của ngành.
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp và sơ cấp, công chức khác làm nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính theo quy định của pháp Luật và theo sự phân công, chỉ đạo của Thủ trưởng các đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự và Lãnh đạo Viện trên cơ sở các quy định của Ngành và Quy chế tổ chức, hoạt động của đơn vị.
Trong trường hợp công chức được Thủ trưởng đơn vị giao nhiệm vụ độc lập thì báo cáo lại với lãnh đạo trực tiếp và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp từ lãnh đạo đã giao nhiệm vụ.
- Khi có ý kiến khác nhau giữa công chức với người lãnh đạo trực tiếp thì báo cáo lãnh đạo cấp trên giải quyết.
Báo cáo phải thể hiện bằng văn bản. Việc báo cáo với Viện kiểm sát cấp trên phải do lãnh đạo Viện ký. Các văn bản về thỉnh thị và trả lời thỉnh thị phải lưu hồ sơ kiểm sát đầy đủ.
Công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện khi nhận được các quyết định về thi hành án dân sự, hành chính của Cơ quan thi hành án dân sự thì cần gửi ngay cho ai?
Cụ thể tại Điều 39 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 quy định thì:
Quan hệ giữa các đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự với các đơn vị khác trong Ngành
1.Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, Kiểm sát viên, công chức phải thường xuyên phối hợp với các đơn vị trong Ngành, với Kiểm sát viên thực hiện các công tác khác để bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, văn phòng và các đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh khi nhận được bản án, quyết định có hiệu lực pháp Luật của Tòa án; các quyết định về thi hành án dân sự, hành chính của Cơ quan THADS thì cần gửi (hoặc sao gửi) cho đơn vị hoặc cho KSV làm nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính để thực hiện kiểm sát thi hành án.
3. Trường hợp phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành nhưng có vi phạm pháp Luật nghiêm trọng thì đơn vị kiểm sát thi hành án có văn bản gửi cho Viện kiểm sát có thẩm quyền (các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Vụ 7, Vụ 9, Vụ 10 Viện kiểm sát nhân dân tối cao) để đề nghị xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Khi có yêu cầu hoãn thi hành án, có kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định tạm đình chỉ thi hành án (kể cả trường hợp không do đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính đề nghị) thì đơn vị đã ban hành văn bản gửi cho đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính để kiểm sát thi hành án.
4. Kiểm sát viên kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính phối hợp với các đơn vị kiểm sát thi hành án hình sự theo sự phân công của lãnh đạo Viện để kiểm sát việc Trại giam, Trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện việc thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án, người được thi hành án là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù.
5. Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự phối hợp với Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc phát hiện, cung cấp thông tin về tội phạm trong hoạt động thi hành án dân sự, hành chính; trong kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, hành chính; đề nghị Cơ quan Điều tra xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội trong hoạt động thi hành án dân sự, hành chính.
6. Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác trong Ngành để trao đổi, thống nhất về các khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng pháp Luật có liên quan đến công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính.
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, văn phòng và các đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh khi nhận được bản án, quyết định có hiệu lực pháp Luật của Tòa án;
Các quyết định về thi hành án dân sự, hành chính của Cơ quan thi hành án dân sự thì cần gửi (hoặc sao gửi) cho đơn vị hoặc cho kiểm sát viên làm nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính để thực hiện kiểm sát thi hành án.
Nếu gặp khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính thì đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự phải làm những việc gì?
Theo Điều 40 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 quy định:
Chế độ báo cáo, thỉnh thị và trả lời thỉnh thị
1.Đơn vị hoặc công chức làm kiểm sát thi hành án dân sự phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê theo quy định của Ngành; báo cáo thống kê liên ngành.
2. Khi có khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính; đơn vị kiểm sát thi hành án thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Khi thỉnh thị phải gửi kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan. Báo cáo thỉnh thị phải do lãnh đạo Viện cấp thỉnh thị ký, nêu rõ nội dung sự việc, các vấn đề có khó khăn, vướng mắc và nêu rõ quan điểm của Viện kiểm sát cấp thỉnh thị.
3. Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự cấp trên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu và văn bản thỉnh thị của cấp dưới. Trong thời hạn theo quy định của Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát cấp trên phải có văn bản trả lời thỉnh thị. Văn bản trả lời thỉnh thị phải nêu rõ quan điểm, luận cứ và cơ sở pháp lý của quan điểm đó. Trong trường hợp không thể trả lời đúng hạn thì phải thông báo cho Viện kiểm sát đã thỉnh thị biết.
Văn bản trả lời thỉnh thị nghiệp vụ do Lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính ký; văn bản trả lời thỉnh thị về đường lối giải quyết việc thi hành án do lãnh đạo Viện ký. Viện kiểm sát cấp dưới phải nghiêm túc thực hiện ý kiến trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp trên. Trường hợp không nhất trí toàn bộ hoặc một phần ý kiến trả lời của đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên thì có văn bản nêu rõ quan điểm, lý do với đơn vị trả lời thỉnh thị và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trả lời thỉnh thị để chỉ đạo.
Theo đó, khi có khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính thì Đơn vị kiểm sát thi hành án thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Khi thỉnh thị phải gửi kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan.
Báo cáo thỉnh thị phải do lãnh đạo Viện cấp thỉnh thị ký, nêu rõ nội dung sự việc, các vấn đề có khó khăn, vướng mắc và nêu rõ quan điểm của Viện kiểm sát cấp thỉnh thị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ báo cáo quyết toán thu, chi hằng năm của BQL dự án do chủ đầu tư thành lập gồm gì? Ai có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán thu, chi hằng năm?
- Tham luận Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ý nghĩa? Bài tham luận về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư 18 11?
- Kế hoạch thi dân vũ chào mừng 20 11 2024? Kế hoạch thi văn nghệ chào mừng 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường học?
- Ai có thẩm quyền cấp phép cải tạo xe quân sự theo quy định mới? Hồ sơ đề nghị cấp phép cải tạo bao gồm những gì?
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?