Nếu Đơn La Hay có thiếu sót đối với một số kiểu dáng công nghiệp thì có được bảo hộ theo quy định không?
Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam là gì?
Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam được giải thích tại Điều 3 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. “Đơn La Hay” là đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp nộp theo Thỏa ước La Hay.
16. “Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam” là Đơn La Hay yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, có nguồn gốc từ bất kỳ thành viên nào của Thỏa ước La Hay, kể cả Việt Nam.
17. “Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam” là Đơn La Hay được nộp từ Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại bất kỳ thành viên nào của Thỏa ước La Hay, kể cả Việt Nam.
...
Theo đó, “Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam” là Đơn La Hay yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, có nguồn gốc từ bất kỳ thành viên nào của Thỏa ước La Hay, kể cả Việt Nam.
Tải về Trọn bộ nội dung về Thoả ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp 1986
Nếu Đơn La Hay có thiếu sót đối với một số kiểu dáng công nghiệp thì có được bảo hộ theo quy định không? (hình từ internet)
Nếu Đơn La Hay có thiếu sót đối với một số kiểu dáng công nghiệp thì có được bảo hộ không?
Xử lý Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam được quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Theo đó, sau khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xử lý Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam theo quy định như sau:
Đối với trường hợp một số kiểu dáng công nghiệp đăng ký không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc đơn còn có thiếu sót đối với một số kiểu dáng công nghiệp (thiếu ảnh chụp/bản vẽ khiến bộ ảnh chụp/bản vẽ không bộc lộ đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp hoặc đăng ký quốc tế không đáp ứng các tuyên bố của Việt Nam hoặc có thông tin cần phải xác minh v.v…), trước khi kết thúc thời hạn 06 tháng nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
(i) Ra thông báo từ chối đối với kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc còn thiếu sót theo mẫu của Văn phòng quốc tế, trong đó nêu rõ nội dung và lý do từ chối và gửi thông báo đó cho Văn phòng quốc tế;
(ii) Ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với các kiểu dáng công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo hộ và không có thiếu sót, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế) và gửi cho Văn phòng quốc tế Tuyên bố chấp nhận bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế theo mẫu của Văn phòng quốc tế, trong đó chỉ rõ kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận bảo hộ;
(iii) Công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, đối với các kiểu dáng công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo hộ và không có thiếu sót thì vẫn được bảo hộ.
Trường hợp người nộp Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu thì xử lý ra sao?
Trường hợp người nộp Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu thì xử lý theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cụ thể:
Xử lý Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam
...
6. Trường hợp người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu và/hoặc có ý kiến phản đối xác đáng trong thời hạn 03 tháng quy định tại khoản 5 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Ra quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế đối với các kiểu dáng công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế) và gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế sau từ chối theo mẫu của Văn phòng quốc tế, trong đó chỉ rõ kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận bảo hộ;
b) Công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
7. Trường hợp kết thúc thời hạn 03 tháng nêu tại khoản 5 Điều này mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng đối với các kiểu dáng công nghiệp bị thông báo từ chối, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế đối với các kiểu dáng công nghiệp đó.
Như vậy, trường hợp kết thúc thời hạn 03 tháng nêu tại khoản 5 Điều này mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng đối với các kiểu dáng công nghiệp bị thông báo từ chối, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế đối với các kiểu dáng công nghiệp đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?