Nếu chính người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự mình xác định hàng hóa thì họ có cần phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định không?
- Nếu chính người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự mình xác định hàng hóa thì họ có cần phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định không?
- Rủi ro có được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không?
- Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp nào?
Nếu chính người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự mình xác định hàng hóa thì họ có cần phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Nếu theo hợp đồng người mua phải xác định hình dáng, kích thước hay những đặc điểm khác đặc trưng của hàng hóa và nếu người mua không làm điều ấy vào thời hạn đã thỏa thuận hay trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc nhận được yêu cầu của người bán, thì người bán có thể tự mình xác định hàng hóa chiếu theo nhu cầu của người mua mà họ có thể biết mà không làm hại đến các quyền lợi khác.
2. Nếu chính người bán tự mình thực hiện việc xác định hàng hóa, họ phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định và cho người mua một thời hạn hợp lý để người này có thể xác định khác. Nếu, sau khi nhận được thông báo của người bán mà người mua không sử dụng khả năng này trong thời hạn nói trên, thì sự xác định hàng hóa do người bán thực hiện có tính chất bắt buộc.
Như vậy, nếu chính người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự mình xác định hàng hóa thì họ phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định và cho người mua một thời hạn hợp lý để người này có thể xác định khác.
Nếu, sau khi nhận được thông báo của người bán mà người mua không sử dụng khả năng này trong thời hạn nói trên, thì sự xác định hàng hóa do người bán thực hiện có tính chất bắt buộc.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Rủi ro có được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 67 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán. Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó. Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro.
2. Tuy nhiên, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác.
Như vậy, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ bởi lẽ:
a. Một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng.
b. Cung cách sử dụng của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng.
2. Nếu người bán đã gửi hàng đi khi phát hiện những lý do nêu trong khoản trên, họ có thể ngăn cản không để hàng hóa được giao cho người mua ngay cả nếu người này giữ trong tay chứng từ cho phép họ nhận hàng. Mục này chỉ liên quan đến các quyền của người mua và người bán đối với hàng hóa.
3. Một bên nào ngừng việc thực hiện hợp đồng, không phụ thuộc vào việc đó xảy ra trước hay sau khi hàng gửi đi, thì phải gửi ngay một thông báo về việc đó cho bên kia và phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bên kia cung cấp những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ.
Theo đó, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ bởi lẽ:
- Một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng.
- Cung cách sử dụng của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?