Nền tảng định danh và xác thực điện tử là gì? Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm gì đối với Nền tảng định danh và xác thực điện tử?
Nền tảng định danh và xác thực điện tử là gì?
Căn cứ khoản 15 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về xác thực điện tử như sau:
“Nền tảng định danh và xác thực điện tử” là hệ thống thông tin do Bộ Công an tổ chức xây dựng, vận hành, quản lý để phục vụ việc trao đổi thông tin giữa hệ thống định danh và xác thực điện tử với hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức, cá nhân.
Theo đó, Nền tảng định danh và xác thực điện tử là hệ thống thông tin do Bộ Công an tổ chức xây dựng, vận hành, quản lý để phục vụ việc trao đổi thông tin giữa hệ thống định danh và xác thực điện tử với hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức, cá nhân.
Nền tảng định danh và xác thực điện tử (Hình từ Internet)
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm gì đối với Nền tảng định danh và xác thực điện tử?
Tại Điều 36 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Bảo đảm sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử thuộc chức năng của mình.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định về kết nối kỹ thuật bảo đảm kết nối Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia với Nền tảng định danh và xác thực điện tử và các hệ thống khác có liên quan, bảo đảm bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.
3. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định về kết nối kỹ thuật bảo đảm kết nối Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia với Nền tảng định danh và xác thực điện tử và các hệ thống khác có liên quan, bảo đảm bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.
Khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử để khai thác thông tin của chủ thể danh tính điện tử phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao qua Nền tảng định danh và xác thực điện tử.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD, trang thông tin định danh điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử bằng thiết bị, phần mềm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn.
- Chủ thể danh tính điện tử khai thác, chia sẻ thông tin danh tính điện tử (trừ thông tin sinh trắc học) và thông tin khác của mình đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử với cá nhân, tổ chức khác qua ứng dụng VNelD.
Định danh và xác thực điện tử phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc định danh và xác thực điện tử
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm tính chính xác, duy nhất trong định danh và xác thực điện tử; công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Theo đó, định danh và xác thực điện tử phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm tính chính xác, duy nhất trong định danh và xác thực điện tử; công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?