Nạo vét và tôn tạo công trình cảng biển là hoạt động như thế nào? Khi nạo vét và tôn tạo công trình cảng biển cần thu thập những số liệu nào?
Nạo vét và tôn tạo công trình cảng biển là hoạt động như thế nào?
Nạo vét và tôn tạo công trình cảng biển được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-9:2023 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 9: Nạo vét và tôn tạo như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các ký hiệu, thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN11820-1: 2017, TCVN11820-2:2017, TCVN11820-3:2019, TCVN11820-4-1:2020, TCVN11820-4-2:2020, TCVN11820- 5:2021 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Nạo vét (Dredging)
Hoạt động sử dụng phương tiện, thiết bị cơ giới, thủy lực thi công dưới nước để lấy đi vật chất dưới đáy (chất nạo vét); bao gồm các hoạt động nạo vét thi công công trình, nạo vét thu hồi sản phẩm.
3.2
Nạo vét cơ bản (Capital dredging)
Hoạt động nạo vét được thực hiện lần đầu tiên nhằm tạo ra một khu nước, vùng nước mới đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng hoặc hạ độ sâu, mở rộng phạm vi của khu nước, vùng nước hiện có.
...
3.11
Tôn tạo (Reclaimation)
Quá trình tạo ra vùng đất mới trên biển, các vùng nước khác và các khu vực bị ngập lụt, bằng cách nâng cao nền đất chủ yếu sử dụng các vật liệu thu hồi từ quá trình nạo vét.
3.12
Lấn biển (Sea encroachment)
Việc sử dụng đất, đá và vật liệu khác để san lấp, lấn biển trong phạm vi từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm trở ra đến hết vùng biển Việt Nam nhằm tạo quỹ đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội; quỹ đất lấn biển được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
...
Như vậy, nạo vét công trình cảng biển là hoạt động sử dụng phương tiện, thiết bị cơ giới, thủy lực thi công dưới nước để lấy đi vật chất dưới đáy (chất nạo vét); bao gồm các hoạt động nạo vét thi công công trình, nạo vét thu hồi sản phẩm.
Tôn tạo công trình cảng biển là quá trình tạo ra vùng đất mới trên biển, các vùng nước khác và các khu vực bị ngập lụt, bằng cách nâng cao nền đất chủ yếu sử dụng các vật liệu thu hồi từ quá trình nạo vét.
Nạo vét và tôn tạo công trình cảng biển là hoạt động như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi nạo vét và tôn tạo công trình cảng biển cần thu thập những số liệu nào?
Các số liệu cần thu thập khi nạo vét và tôn tạo công trình cảng biển được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-9:2023 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 9: Nạo vét và tôn tạo như sau:
Nguyên tắc chung
4.1 Tiêu chuẩn quy định yêu cầu công tác khảo sát, thiết kế nạo vét - tôn tạo sử dụng chất nạo vét trong các vùng nước của cảng biển, luồng hàng hải.
4.2 Cần thu thập đầy đủ số liệu về địa chất thủy văn, hải văn, khí tượng, địa hình, địa chất và các điều kiện khác ở khu vực thi công nạo vét, khu vực chứa chất đổ thải và khu vực tôn tạo làm cơ sở thiết kế công trình nạo vét - tôn tạo.
4.3 Hoạt động nạo vét - tôn tạo rất nhạy cảm với điều kiện hiện trường, đặc biệt là điều kiện đất đá đáy biển nơi nạo vét. Do đó công tác khảo sát cần phải được chú ý và thực hiện đầy đủ ngay từ giai đoạn đầu của dự án.
4.4 Khi thực hiện khảo sát, thiết kế dự án nạo vét - tôn tạo, ngoài việc tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn này, còn phải phù hợp với các quy định hiện hành có liên quan.
Như vậy, theo quy định, khi nạo vét và tôn tạo công trình cảng biển cần thu thập đầy đủ số liệu về địa chất thủy văn, hải văn, khí tượng, địa hình, địa chất và các điều kiện khác ở khu vực thi công nạo vét, khu vực chứa chất đổ thải và khu vực tôn tạo làm cơ sở thiết kế công trình nạo vét - tôn tạo.
Khi thiết kế nạo vét, tôn tạo công trình cảng biển cần đảm bảo những vấn đề môi trường nào?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-9:2023 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 9: Nạo vét và tôn tạo quy định về các vấn đề môi trường khi thiết kế nạo vét tôn tạo công trình cảng biển gồm:
(1) Các dự án nạo vét phải được đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
(2) Cần phải thiết kế và thực hiện quan trắc môi trường đối với các dự án nạo vét - tôn tạo ở các khu vực nhạy cảm với môi trường hoặc do các yêu cầu khác theo quy định;
(3) Quan trắc có thể tập trung vào một hoặc nhiều thông số môi trường cụ thể, tùy thuộc vào độ nhạy cảm của môi trường khu vực và các tác động tiềm năng của việc nạo vét và/hoặc tôn tạo;
(3) Quan trắc giám sát cần thực hiện trong suốt quá trình và/hoặc sau khi thực hiện nạo vét - tôn tạo để so sánh giữa các tác động môi trường được dự đoán và tác động môi trường thực tế, từ đó cải thiện hiệu quả của các đánh giá tác động trong tương lai và thực hiện các biện pháp giảm thiểu;
(4) Thiết kế quan trắc cần phải tính đến quy mô không gian và thời gian, bao gồm đầy đủ chu kỳ của các tác động môi trường tiềm năng, vị trí, địa điểm và phạm vi tác động;
(5) Việc quan trắc phải kết hợp các phương pháp luận và tiêu chuẩn thích hợp, thực hiện theo đúng quy trình, đồng thời sử dụng thiết bị và công nghệ thích hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?