Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân gồm những gì? Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?
- Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch là gì?
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
Căn cứ vào Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Bên cạnh đó, tại Điều 18 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
Lưu ý: Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không? (Hình từ Internet)
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân gồm những gì? Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định tại Điều 17 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch là gì?
Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch được quy định tại Điều 672 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
(1) Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.
(2) Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.
Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện trong giai đoạn nào theo Nghị quyết 18?
- Lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết 117 đề ra ở giai đoạn nào?
- Nghị định 168 quy định về gì? Nghị định 168 có hiệu lực sau 6 ngày ban hành có xây dựng sai thủ tục?
- Các loại gương xe máy đạt chuẩn 2025 tại Nghị định 168? Gương chiếu hậu xe máy đúng quy định Nghị định 168 2024?
- Luật mới về gương xe máy 2025? Luật gương chiếu hậu xe máy 2025? Xe máy lắp 1 gương bên phải có bị phạt không 2025?