Nạn nhân của việc mua bán người được trợ giúp pháp lý như thế nào? Nạn nhân của việc mua bán người thì có được hỗ trợ vay vốn không?
Nạn nhân của việc mua bán người được trợ giúp pháp lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Trợ giúp pháp lý
1. Nạn nhân được tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại và được trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người.
2. Trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 09/2013/NĐ-CP như sau:
Trợ giúp pháp lý
1. Đối tượng hỗ trợ gồm:
a) Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam;
b) Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam.
2. Chế độ trợ giúp pháp lý gồm: Tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại; trợ giúp làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người.
3. Trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Như vậy, những nạn nhân của việc mua bán người thì việc trợ giúp pháp lý của họ sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Mua bán người (Hình từ Internet)
Nạn nhân của việc mua bán người thì việc học văn hóa, học nghề được hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Hỗ trợ học văn hóa, học nghề
1. Nạn nhân là người chưa thành niên thuộc hộ nghèo, nếu tiếp tục đi học thì được hỗ trợ tiền học phí, tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong năm học đầu tiên.
2. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được xem xét hỗ trợ học nghề.
Bên cạnh đó, tại Điều 23 Nghị định 09/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu
1. Đối tượng hỗ trợ gồm nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
2. Chế độ hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu gồm:
a) Nạn nhân thuộc hộ nghèo được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Nạn nhân có nhu cầu học nghề thì được hỗ trợ một lần chi phí học nghề. Mức hỗ trợ theo chi phí đào tạo nghề tương ứng tại các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương;
c) Đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo khi trở về nơi cư trú được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu theo mức do Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
3. Thủ tục thực hiện chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ của nạn nhân hoặc của gia đình nạn nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận người đề nghị hỗ trợ là nạn nhân;
b) Trình tự và thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là nạn nhân, nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân làm đơn gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân.
Như vậy, nạn nhân của việc mua bán người thì việc học văn hóa, học nghề của họ sẽ được thực hiện hỗ trợ theo quy định trên.
Bên cạnh đó, thủ tục thực hiện chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân thực hiện theo khoản 3 Điều 23 Nghị định trên.
Nạn nhân của việc mua bán người thì có được hỗ trợ vay vốn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 09/2013/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ vay vốn
Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét tạo điều kiện vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo quy định hiện hành đối với các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Như vậy, nếu nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét tạo điều kiện vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo quy định hiện hành đối với các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?