Năm 2025, mức phạt hành vi chiếm dải phân cách của đường đôi để trông giữ xe là bao nhiêu tiền?
Năm 2025, mức phạt hành vi chiếm dải phân cách của đường đôi để trông giữ xe là bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm d khoản 6 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định xử phạt hành vi chiếm dải phân cách của đường đôi để trông, giữ xe như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ; sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
...
6. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ;
b) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông đường bộ để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường bộ;
c) Cản trở người, phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ;
d) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; để xe, trông, giữ xe.
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè để: họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo.
...
Theo đó, năm 2025, mức phạt hành vi chiếm dải phân cách của đường đôi để trông giữ xe là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.
Năm 2025, mức phạt hành vi chiếm dải phân cách của đường đôi để trông giữ xe là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Hộ kinh doanh có hành vi chiếm dải phân cách của đường đôi để trông giữ xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 2 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
d) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
đ) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, cơ sở thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
g) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
h) Cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
5. Người có thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Theo đó, hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
Chiếu theo mức phạt đã nêu trên thì hộ kinh doanh có hành vi chiếm dải phân cách của đường đôi để trông giữ xe bị áp dụng mức phạt đối với cá nhân là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Quy tắc chung về giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:
Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
Theo đó, quy tắc chung về giao thông đường bộ là:
- Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
- Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Đồng thời khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc dạy thêm học thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Hướng dẫn 04-HD/TW một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ra sao? Tải về Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024?
- Xe máy đi ngược chiều 2025 bị phạt 14 triệu đồng khi nào? Xe máy đi ngược chiều bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Lời chúc hoàn thành nghĩa vụ quân sự ngày xuất ngũ năm 2025? Đi nghĩa vụ 2025 về được bao nhiêu tiền?
- Quy định trẻ em ngồi ghế trước ô tô, xe máy tại Nghị định 168 cần nắm rõ? Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy bị phạt đến 14 triệu đồng đúng không?