Năm 2022 không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày 'đèn đỏ' doanh nghiệp bị phạt không?
- Lao động nữ trong khi đến hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày bao nhiêu phút?
- Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày "đèn đỏ", doanh nghiệp bị phạt không?
- Ngoài bị phạt tiền doanh nghiệp có phải trả tiền lương cho lao động nữ khi không cho lao động nữ nghỉ trong thời gian hành kinh không?
Lao động nữ trong khi đến hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày bao nhiêu phút?
Theo khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ như sau:
"Điều 80. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
[...]
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
[...]"
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn là lao động nữ trong khi đến hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc.
Phù hợp với nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là ba ngày làm việc trong một tháng. Thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.
Lao động nữ đau bụng kinh (Hình từ Internet)
Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày "đèn đỏ", doanh nghiệp bị phạt không?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới như sau:
"Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
[...]
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;
b) Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;
c) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
đ) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
[...]"
Như vậy, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác nếu không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày "đèn đỏ" thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đối với người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền 20.000.000 đồng đến 40.000.000 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
Ngoài bị phạt tiền doanh nghiệp có phải trả tiền lương cho lao động nữ khi không cho lao động nữ nghỉ trong thời gian hành kinh không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
[...]
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
[...]"
Theo đó, ngoài bị phạt tiền doanh nghiệp trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?