Năm 12 được học lực khá nhưng hạnh kiểm lại bị trung bình thì có đủ điều kiện để dự thi tốt nghiệp THPT không?
Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT gồm những đối tượng nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về đối tượng dự thi như sau:
1. Đối tượng dự thi gồm:
a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT cần đáp ứng những điều kiện nào?
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về điều kiện dự thi như sau:
Thứ nhất, đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
Thứ hai, đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;
Thứ ba, đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;
Thứ tư, các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.
Như vậy, bạn đã học xong chương trình THPT chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT thì bạn phải bảo đảm đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém. Mà học lực của bạn đạt loại khá và hạnh kiểm loại trung bình nên bạn đủ điều kiện để dự thi tốt nghiệp THPT.
Danh sách dự thi tốt nghiệp THPT được lập như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về lập danh sách thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT như sau:
- Ở mỗi Hội đồng thi (có một mã riêng và được thống nhất trong toàn quốc) việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện theo từng Điểm thi như sau: Lập danh sách tất cả thí sinh ĐKDT tại Điểm thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để gắn số báo danh; lập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh theo từng bài thi để xếp phòng thi;
- Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất; số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thi có 02 (hai) chữ số và 06 (sáu) chữ số tiếp theo được đánh tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, bảo đảm không có thí sinh trùng số báo danh.
Phòng thi tốt nghiệp THPT được sắp xếp như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (điểm a khoản này đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT ) quy định về xếp phòng thi cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT như sau:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thí sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh Giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT) tại một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định, bảo đảm có ít nhất 60% thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt, cần phải có ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
- Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2m theo hàng ngang; riêng phòng thi cuối cùng của bài thi Ngoại ngữ ở mỗi Điểm thi có thể xếp các thí sinh dự thi các bài thi Ngoại ngữ khác nhau, khi thu bài thi của thí sinh phải xếp bài thi theo từng ngoại ngữ (ngôn ngữ) khác nhau; việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần;
- Mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh trong phòng thi, được xếp theo thứ tự tương ứng với danh sách thí sinh trong phòng thi;
- Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh quy định tại Điều 14 Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?