Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào? Có bắt buộc nhãn mỹ phẩm phải có nơi sản xuất không?
Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì sản phẩm mỹ phẩm được giải thích như sau:
Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
...
Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 45 Thông tư 06/2011/TT-BYT về đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm như sau:
Đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm
1. Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
...
g) Mỹ phẩm hết hạn sử dụng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
h) Mỹ phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì;
i) Mỹ phẩm do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường có văn bản thu hồi tự nguyện.
...
Theo đó, mỹ phẩm là sản phẩm được sử dụng trực tiếp với da và cơ thể con người. Việc mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể chứa các hóa chất độc hại hoặc các thành phần gây dị ứng, gây hại cho sức khỏe người dùng.
Cho nên, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị đình chỉ lưu hành và thu hồi để bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo thị trường mỹ phẩm lành mạnh, an toàn.
Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào? Có bắt buộc nhãn mỹ phẩm phải có nơi sản xuất không? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc nhãn mỹ phẩm phải có nơi sản xuất không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:
Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
...
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có định nghĩa hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như sau:
Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải có thông tin về nơi sản xuất.
Nếu mỹ phẩm không có thông tin về nguồn gốc hoặc xuất xứ thìcó thể khiến mỹ phẩm có thể bị coi là "hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ".
Mỹ phẩm không xác định được xuất xứ thì ghi trên nhãn như thế nào cho đúng?
Tại Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Xuất xứ hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
4. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.
Theo đó, trường hợp mỹ phẩm không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại”
Bên cạnh đó, cần phải kèm thêm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?