Muốn thành lập trại tôm, cá giống để phải đáp ứng điều kiện gì? Và cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Thành lập trại tôm, cá giống
Điều kiện thành lập trại tôm, cá giống?
Điều 24 Luật thủy sản 2017 và Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như sau
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập:
- Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
- Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.
b) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
c) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học, cụ thể như sau: phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
d) Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Tổ chức, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Giấy thành lập trại tôm, cá giống do cơ quan nào cấp?
Khoản 1 Điều 25 Luật thủy sản 2017 và Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định như sau:
- Tổng cục thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Thành lập trại tôm, cá giống cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Khoản 2 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện quy dịnh tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
Như vậy, anh/chị muốn thành lập trại cá giống thì phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và chuẩn bị hồ sơ nộp cho cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép.
Mẫu số 01.NT
TÊN CƠ SỞ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: ……… | ……..., ngày … tháng … năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN
Kính gửi: (*) …………………………………………….
Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………. Số fax: …………………Email: …………………………
Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản: ………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………………. Số fax: ………………… Email: …………………………
Đề nghị được kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
- Sản xuất giống thủy sản bố mẹ | □ |
- Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản | □ |
- Ương dưỡng giống thủy sản | □ |
Đăng ký cấp lần đầu: □ | Đăng ký cấp lại: □ |
Hồ sơ và tài liệu kèm theo đơn đề nghị này, gồm:
Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
CHỦ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA (Ký tên, đóng dấu nếu có) |
Ghi chú:(*) Gửi Tổng cục Thủy sản nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; gửi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ).
Mẫu số 02.NT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN
Kính gửi: (*) ……………………………………………………
Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………… Số fax: ………………..Email: ………………….
Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản: ………………………………………………...
Số điện thoại: …………………………………… Số fax: ……………….. Email: ………………….
Nội dung thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cụ thể như sau:
1. Cơ sở vật chất1: ………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..
2. Trang thiết bị2: ………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………..
3. Hồ sơ3: …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..
4. Danh mục các đối tượng sản xuất, ương dưỡng tại cơ sở: ……………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
………, ngày .... tháng ... năm …… ĐẠI DIỆN CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu nếu có) |
Ghi chú: (*) Gửi Tổng cục Thủy sản nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; gửi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ).
__________________________________
1 Mô tả diện tích; quy mô; các khu sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản... kèm theo sơ đồ khu sản xuất, ương dưỡng (nếu có).
2 Nêu đầy đủ tên, số lượng thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
3 Giấy đăng ký kinh doanh, hồ sơ theo dõi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?