Muốn nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì phải được cơ quan nào cấp phép?
- Muốn nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì phải được cơ quan nào cấp phép?
- Doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm nhưng chưa được cấp phép thì bị xử phạt thế nào?
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm nhưng chưa được cấp phép không?
Muốn nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì phải được cơ quan nào cấp phép?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 98 Luật Thủy sản 2017 về nhập khẩu thủy sản sống như sau:
Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản
...
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép. Đối với nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
...
Theo quy định trên, muốn nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí thì bắt buộc phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Nhập khẩu thủy sản sống (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm nhưng chưa được cấp phép thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 18 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống như sau:
Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Đồng thời doanh nghiệp còn bị tịch thu lô hàng thủy sản sống này.
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm nhưng chưa được cấp phép không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 54 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 3 Điều 19; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 và khoản 3 Điều 15; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 32; Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
...
Như vậy, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường không có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm nhưng chưa được cấp phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?