Muốn lấy mẫu bệnh phẩm từ bò đực để chẩn đoán có mắc bệnh roi trùng hay không thì phải lấy mẫu như thế nào?
Bệnh roi trùng ở bò là bệnh gì?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) quy định về bệnh roi trùng như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt sau:
2.1
Bệnh Roi trùng (Trichomonosis)
Bệnh gây ra bởi roi trùng đơn bào Tritrichomonas foetus thường ký sinh ở âm đạo, tử cung, đầu dương nang của bò. Bệnh thường gây sảy thai, sinh non, rối loạn chu kỳ động dục, hoặc chết thai ở bò cái. Ký sinh trùng dài từ 8 µm đến 18 µm và rộng từ 4 µm đến 9 µm, hình lê, có nhân lớn, có 3 roi phía trước và roi thứ 4 cong uốn khúc về phía sau nối với thân bằng màng rung động, sau màng là phần roi tự do, dọc thân có trụ giữa hình đũa.
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì bệnh roi trùng ở bò là bệnh được gây ra bởi roi trùng đơn bào Tritrichomonas foetus thường ký sinh ở âm đạo, tử cung, đầu dương nang của bò.
Tritrichomonas foetus dài từ 8 µm đến 18 µm và rộng từ 4 µm đến 9 µm, hình lê, có nhân lớn, có 3 roi phía trước và roi thứ 4 cong uốn khúc về phía sau nối với thân bằng màng rung động, sau màng là phần roi tự do, dọc thân có trụ giữa hình đũa.
Khi bò mắc bệnh roi trùng tthì hường sẽ bị sảy thai, sinh non hoặc rối loạn chu kỳ động dục, hoặc chết thai ở bò cái.
Muốn lấy mẫu bệnh phẩm từ bò đực để chẩn đoán có mắc bệnh roi trùng hay không thì phải lấy mẫu như thế nào? (Hình từ Internet)
Bò mắc bệnh roi trùng sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) có quy định như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh roi trùng do Tritrichomonas foetus ở bò thường gặp ở vùng chăn nuôi theo hình thức bầy đàn và không sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo;
- Bò đực thường là những con mang trùng;
- Bệnh lây lan chủ yếu qua con đường giao phối tự nhiên, tuy nhiên cũng có thể truyền cơ học qua các dụng cụ nhiễm bẩn khi thụ tinh nhân tạo, khám phụ khoa ở con cái;
- Bệnh thường được phát hiện ở bò dưới 3 năm tuổi. Đối với bò trên 3 năm tuổi khi bị nhiễm bệnh thì khả năng khỏi bệnh rất thấp nên chúng là những con mang trùng.
5.2 Triệu chứng
- Bò cái thường bị viêm đường sinh dục, suy giảm khả năng sinh sản như: rối loạn chu kỳ động dục, sảy thai liên tục, hoặc sinh non, hoặc thai chết lưu;
- Bò đực bị bệnh mạn tính không biểu hiện bệnh rõ. Tritrichomonas foetus có mặt với số lượng nhỏ trong khoang bao quy đầu của bò đực, một số tập trung trong vòm dương vật và xung quanh dương vật;
5.3 Bệnh tích
- Bò cái nhiễm bệnh, bị viêm âm đạo, cổ tử cung và tử cung. Trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm nhau thai, sảy thai sớm từ 1 tuần đến 16 tuần, chảy dịch mủ ở tử cung, xuất huyết tử cung;
- Bò đực thường bị bệnh ở thể mạn tính, không có bệnh tích đại thể.
Như vậy, khi bò mắc bệnh roi trùng thì thường sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như sau:
- Bò cái thường bị viêm đường sinh dục, suy giảm khả năng sinh sản như: rối loạn chu kỳ động dục, sảy thai liên tục, hoặc sinh non, hoặc thai chết lưu.
- Bò đực bị bệnh mạn tính không biểu hiện bệnh rõ. Tritrichomonas foetus có mặt với số lượng nhỏ trong khoang bao quy đầu của bò đực, một số tập trung trong vòm dương vật và xung quanh dương vật.
Muốn lấy mẫu bệnh phẩm từ bò đực để chẩn đoán có mắc bệnh roi trùng hay không thì phải lấy mẫu như thế nào?
Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) quy định về mẫu bệnh phẩm dùng trifng việc chẩn đoán bệnh roi trùng như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Lấy mẫu và bảo quản mẫu
6.1.1 Lấy mẫu
- Lấy mẫu bằng bàn chải chuyên dụng;
- Trước khi lấy mẫu cần vệ sinh sạch sẽ cơ quan lấy mẫu và vùng xung quanh, không dùng chất sát trùng để tránh làm giảm độ nhạy khi chẩn đoán;
- Mẫu bệnh phẩm từ bò cái: Thụt rửa âm đạo bằng dung dịch PBS (xem phụ lục B) hoặc nước muối sinh lý 0.9 % (vô trùng), dịch âm đạo hoặc cạo cổ tử cung bằng pipet thụ tinh nhân tạo hoặc bàn chải chuyên dụng;
- Mẫu bệnh phẩm từ bò đực: Dịch dương vật, cạo niêm mạc dương vật hoặc bao quy đầu bằng cách dùng pipet thụ tinh nhân tạo, bàn chải chuyên dụng;
- Mẫu bệnh phẩm từ bào thai bò: Nhau thai, dịch thai.
6.1.2 Bảo quản mẫu
- Trường hợp phải gửi mẫu tới phòng thí nghiệm và không thể vận chuyển trong vòng 24 giờ, nên sử dụng môi trường vận chuyển chứa kháng sinh (Ví dụ: thioglycollate broth media với kháng sinh, hoặc túi nhựa thực địa. Trong quá trình vận chuyển, nên tránh tiếp xúc với ánh sáng và bảo quản ở 5 °C - 37 °C.
CHÚ THÍCH: đồng thời kèm theo Phiếu gửi bệnh phẩm ghi rõ yêu cầu xét nghiêm và những thông tin về dịch tễ, các biểu hiện triệu chứng, bệnh tích của bệnh.
..
Theo đó, phải lấy mẫu bằng bàn chải chuyên dụng; trước khi lấy mẫu cần vệ sinh sạch sẽ cơ quan lấy mẫu và vùng xung quanh, không dùng chất sát trùng để tránh làm giảm độ nhạy khi chẩn đoán;
- Mẫu bệnh phẩm từ bò cái: Thụt rửa âm đạo bằng dung dịch PBS (xem phụ lục B) hoặc nước muối sinh lý 0.9 % (vô trùng), dịch âm đạo hoặc cạo cổ tử cung bằng pipet thụ tinh nhân tạo hoặc bàn chải chuyên dụng;
- Mẫu bệnh phẩm từ bò đực: Dịch dương vật, cạo niêm mạc dương vật hoặc bao quy đầu bằng cách dùng pipet thụ tinh nhân tạo, bàn chải chuyên dụng;
- Mẫu bệnh phẩm từ bào thai bò: Nhau thai, dịch thai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
- Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập gồm những nội dung nào?
- Việc phê duyệt thẩm định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được thực hiện đồng thời với hoạt động nào?
- Mức tiền thưởng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng mới nhất 2024? Để được xét tặng huy hiệu Đảng cần đáp ứng điều kiện gì?
- Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí có phải được cập nhật khi thay đổi lớn về công nghệ vận hành không?