Muối thực phẩm nhập khẩu có cần phải kiểm tra an toàn thực phẩm không? Việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với muối cần căn cứ vào đâu?
Muối thực phẩm nhập khẩu có cần phải kiểm tra an toàn thực phẩm không?
Muối thực phẩm nhập khẩu có cần phải kiểm tra an toàn thực phẩm không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 39/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Đối tượng kiểm tra
1. Kiểm tra chất lượng đối với muối công nghiệp nhập khẩu.
2. Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với muối thực phẩm và muối tinh nhập khẩu.
3. Các trường hợp được miễn kiểm tra về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu:
a) Các trường hợp được miễn kiểm tra về chất lượng theo quy định tại điểm 7 khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (Nghị định số 154/2018/NĐ-CP).
b) Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
Như vậy, theo quy định trên thì muối thực phẩm nhập khẩu thuộc đối tượng phải kiểm tra an toàn thực phẩm.
Muối thực phẩm nhập khẩu có cần phải kiểm tra an toàn thực phẩm không? Việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với muối cần căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với muối thực phẩm cần căn cứ vào đâu?
Việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với muối thực phẩm cần căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Căn cứ kiểm tra
1. Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu:
Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật đối với lô hàng muối nhập khẩu của người nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9640-2013 muối (natri clorua) công nghiệp hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối (natri clorua) công nghiệp theo quy định tại tiết b điểm 2 khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
2. Kiểm tra an toàn thực phẩm muối nhập khẩu:
Bản tự công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP:
a) Đối với nhập khẩu muối thực phẩm (muối ăn): Bản tự công tố sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9-1: 2011/BYT của Bộ Y tế đối với muối i-ốt.
b) Đối với nhập khẩu muối tinh: Bản tự công bố sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9639-2013 muối (natri clorua) tinh và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với muối thực phẩm cần căn cứ vào bản tự công bố sản phẩm.
Người nhập khẩu muối thực phẩm đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm với cơ quan kiểm tra tại đâu?
Người nhập khẩu muối thực phẩm đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm với cơ quan kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 39/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Kiểm tra an toàn thực phẩm muối nhập khẩu
1. Người nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm muối nhập khẩu với cơ quan kiểm tra tại địa phương cửa khẩu nhập lô hàng muối nhập khẩu.
Trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra chặt, cơ quan kiểm tra thống nhất với người nhập khẩu thời gian lấy mẫu kiểm tra. Người nhập khẩu thông báo với cơ quan Hải quan cửa khẩu thời gian, địa điểm để chứng kiến việc lấy mẫu.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra; trình tự, thủ tục kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra lô hàng muối nhập khẩu không đạt yêu cầu chất lượng; áp dụng phương thức kiểm tra; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan kiểm tra; quyền và nghĩa vụ của người nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 17, Điều 15 và Điều 21 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
3. Lấy mẫu kiểm tra và lưu mẫu thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Mẫu muối được đựng trong hộp hoặc chai nhựa kín có dán niêm phong của cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra lấy mẫu, lập biên bản lấy mẫu muối nhập khẩu có sự chứng kiến của đại diện người nhập khẩu và đại diện cơ quan Hải quan cửa khẩu.
Như vậy, theo quy định trên thì người nhập khẩu muối thực phẩm đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm với cơ quan kiểm tra tại địa phương cửa khẩu nhập lô hàng muối nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?