Mức vốn pháp định tối thiểu của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
- Vốn pháp định là gì? Mức vốn pháp định tối thiểu của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi vốn pháp định vào tài khoản phong toả tối thiểu bao nhiêu ngày trước khi khai trương hoạt động?
- Tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam hoạt động theo loại hình doanh nghiệp nào?
Vốn pháp định là gì? Mức vốn pháp định tối thiểu của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 28/2005/NĐ-CP định nghĩa về vốn pháp định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Vốn pháp định: là mức vốn điều lệ tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
9. Vốn điều lệ: là mức vốn do các bên góp vốn để thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Mức vốn này được ghi vào Điều lệ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
10. Vốn tự có: là vốn điều lệ và lợi nhuận để lại tích luỹ.
11. Giấy phép: là Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 86/2019/NĐ-CP thì quy định về mức vốn pháp định tổ chức tài chính quy mô nhỏ đã hết hiệu lực.
Nhưng tổ chức là 1 tổ chức tín dụng nên sẽ phải tuân theo quy định về mức vốn điều lệ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP như sau:
- Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng
- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
- Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
- Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Vốn pháp định là gì? Mức vốn pháp định tối thiểu của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi vốn pháp định vào tài khoản phong toả tối thiểu bao nhiêu ngày trước khi khai trương hoạt động?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 28/2005/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 165/2007/NĐ-CP) quy định về việc khai trương hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam như sau:
Khai trương hoạt động
1. Để khai trương hoạt động, tổ chức tài chính quy mô nhỏ được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có đủ vốn pháp định;
c) Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải toả sau khi tổ chức tài chính quy mô nhỏ khai trương hoạt động; quy định này không áp dụng đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ đã có hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực;
d) Có văn bản pháp lý về quyền sở hữu hoặc quyền được phép sử dụng trụ sở chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ;
đ) Đăng báo trung ương hoặc địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung trong Giấy phép.
2. Tối thiểu 30 ngày trước ngày khai trương, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc khai trương hoạt động.
3. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, nếu tổ chức tài chính quy mô nhỏ không khai trương hoạt động thì Giấy phép được cấp sẽ đương nhiên hết hiệu lực.
Như vậy, phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải toả sau khi tổ chức tài chính quy mô nhỏ khai trương hoạt động
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam hoạt động theo loại hình doanh nghiệp nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 28/2005/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 165/2007/NĐ-CP) quy định như sau:
Loại hình doanh nghiệp, góp vốn và chuyển nhượng vốn góp:
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định tại Nghị định này;
2. Số lượng thành viên góp vốn, tỷ lệ vốn góp và việc chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Từ quy định trên thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam sẽ được hưởng một số chính sách từ nhà nước theo Điều 7 Nghị định 28/2005/NĐ-CP như sau
- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, bảo đảm quyền bình đẳng và các quyền khác theo quy định của pháp luật của tổ chức tài chính quy mô nhỏ trong hoạt động;
- Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách khuyến khích phát triển tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
- Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, không can thiệp vào việc quản lý và hoạt động hợp pháp của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?