Mục tiêu chung kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại Tp.HCM giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030?
- Mục tiêu chung kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại Tp.HCM giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030?
- Các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2030 của kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại Tp.HCM giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là gì?
- Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM có trách nhiệm thực hiện kế hoạch này như thế nào?
Mục tiêu chung kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại Tp.HCM giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030?
Mục tiêu chung kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại Tp.HCM giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được quy định tại tiểu mục 1 Mục I kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) ban hành kèm theo Quyết định 1667/QĐ-UBND năm 2022 như sau:
(1) Cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ về công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020; Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định đối với sản phẩm nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và chất thải nhựa; Quyết định 1746/QĐ-TTg năm 2019; Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020; Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2021.
(2) Tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.
(3) Nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường nói chung và biển nói riêng, hình thành thói quen giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm: túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) trong các hoạt động hàng ngày.
(4) Góp phần xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam nói chung, địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng với định hướng giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tăng cường tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.
Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại Tp.HCM giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Hình từ Internet)
Các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2030 của kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại Tp.HCM giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là gì?
Theo tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1667/QĐ-UBND năm 2022 thì các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2030:
- Chỉ tiêu số 1: Thành phố hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường theo quy định.
- Chỉ tiêu số 2: Giảm thiểu 75% chất thải nhựa phát sinh trên biển Cần Giờ.
- Chỉ tiêu số 3: Thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 100% ngư cụ khai thác thủy sản thải bỏ, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển Cần Giờ.
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM có trách nhiệm thực hiện kế hoạch này như thế nào?
Tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1667/QĐ-UBND năm 2022 thì Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM có trách nhiệm:
- Là đơn vị đầu mối theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả triển khai Kế hoạch này của các cơ quan, đơn vị; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả thực hiện.
- Xây dựng các nội dung, tài liệu truyền thông, tuyên truyền về tác hại của sản phẩm nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học đối với biển, hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người; hạn chế hoặc không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; giảm thiểu chất thải nhựa; tăng cường quản lý, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa;... Chuyển tài liệu, nội dung truyền thông, tuyên truyền này đến các Sở ngành; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện để tham khảo. Nghiên cứu lồng ghép các nội dung, tài liệu truyền thông, tuyên truyền vào các chương trình, kế hoạch, sự kiện truyền thông về bảo vệ môi trường hàng năm.
- Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải nhựa trên địa bàn Thành phố; triển khai và nhân rộng các mô hình 3T (Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế) theo hướng phát triển nền kinh tế tuần hoàn.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng về: công tác quản lý, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, thu thuế,... sản phẩm nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học, sản phẩm thân thiện với môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; các nguồn thải và công tác quản lý, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động trên đất liền và trên biển. Sau đó đề xuất các biện pháp, kế hoạch nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nhựa; kế hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường; tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa kết hợp thu hồi năng lượng.
- Phối hợp với các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc nghiên cứu, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thành phố khi có yêu cầu.
- Chủ động tìm kiếm, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn Thành phố.
- Tăng cường thanh tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền, quy định đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường; các cơ sở tái chế nhựa không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường; các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn Thành phố.
- Cho vay vốn ưu đãi theo quy định từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Thành phố đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải nhựa; sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam trên địa bàn Thành phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?