Mức tiền thưởng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch dành cho viên chức, người lao động tại các doanh nghiệp là bao nhiêu?
Mức tiền thưởng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch dành cho viên chức, người lao động tại các doanh nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi khác.
Đồng thời, viên chức được hưởng tiền thưởng theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Và theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để quyết định thưởng cho người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, có thể hiểu việc quyết định thưởng cho viên chức, người lao động tại các doanh nghiệp nhân dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch là không bắt buộc.
Nếu người lao động tại các doanh nghiệp được thưởng thì mức tiền thưởng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch đối với người lao động do doanh nghiệp quyết định hoặc dựa theo Quy chế thưởng của doanh nghiệp nếu Quy chế thưởng có quy định về mức tiền thưởng.
Nếu viên chức được thưởng vào lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch thì mức tiền thưởng cụ thể sẽ được quy định trong quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Mức tiền thưởng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch dành cho viên chức, người lao động tại các doanh nghiệp là bao nhiêu? (hình từ Internet)
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch là lễ lớn?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch là một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam.
Ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch người lao động có được nghỉ làm hưởng lương không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 về những ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch, người lao động sẽ được nghỉ làm hưởng nguyên lương 01 ngày.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện giao thông thông minh bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào theo Nghị định 151?
- Bên thứ ba khi triển khai Open API cần tuần thủ nguyên tắc nào? Quyền và trách nhiệm của bên thứ ba khi triển khai Open API?
- Hồ sơ đổi giấy phép lái xe năm 2025 bao gồm những gì? Quy định về đổi giấy phép lái xe mới nhất năm 2025?
- Các loại cụm từ trong tiếng Việt là gì? Chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như thế nào?
- Cấp chính quyền địa phương là gì? Sự khác biệt giữa chính quyền địa phương ở nông thôn và chính quyền địa phương đô thị?