Mức thu lệ phí đối với hoạt động cấp mới Giấy phép nhận chìm ở biển hiện nay là bao nhiêu? Thời điểm thực hiện nộp lệ phí là khi nào?
- Mức thu lệ phí đối với hoạt động cấp mới Giấy phép nhận chìm ở biển hiện nay là bao nhiêu?
- Thời điểm thực hiện nộp lệ phí đối với hoạt động cấp mới Giấy phép nhận chìm ở biển là khi nào?
- Giấy phép nhận chìm ở biển bao gồm những nội dung gì? Thời hạn tối đa của giấy phép là bao lâu?
- Tổ chức cá nhân được cấp giấy phép nhận chìm ở biển có những quyền và nghĩa vụ gì?
Mức thu lệ phí đối với hoạt động cấp mới Giấy phép nhận chìm ở biển hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2024/TT-BTC về mức thu lệ phí cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép nhận chìm ở biển được quy định tại Biểu sau:
Số TT | Hoạt động cấp phép | Mức thu lệ phí (nghìn đồng/giấy phép) |
1 | Cấp giấy phép | 22.500 |
2 | Cấp lại giấy phép | 7.000 |
3 | Gia hạn giấy phép | 17.500 |
4 | Sửa đổi, bổ sung giấy phép | 12.500 |
Theo đó, mức thu lệ phí đối với hoạt động cấp mới Giấy phép nhận chìm ở biển là 22.500.000 đồng/giấy phép.
Mức thu lệ phí đối với hoạt động cấp mới Giấy phép nhận chìm ở biển hiện nay là bao nhiêu? Thời điểm thực hiện nộp lệ phí là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm thực hiện nộp lệ phí đối với hoạt động cấp mới Giấy phép nhận chìm ở biển là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2024/TT-BTC như sau:
Kê khai, nộp lệ phí
1. Người nộp lệ phí thực hiện nộp lệ phí khi được cấp giấy phép nhận chìm ở biển; lệ phí nộp cho tổ chức thu lệ phí theo hình thức quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.
2. Tổ chức thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí được ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC.
Như vậy, người nộp lệ phí phải thực hiện nộp lệ phí khi được cấp giấy phép nhận chìm ở biển.
Giấy phép nhận chìm ở biển bao gồm những nội dung gì? Thời hạn tối đa của giấy phép là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 thì thời hạn tối đa của Giấy phép nhận chìm ở biển là 02 năm.
Những nội dung chính trong giấy phép nhận chìm ở biển gồm:
(1) Tên tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển;
(2) Tên, khối lượng, kích thước, thành phần của vật được nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất được nhận chìm;
(3) Vị trí, ranh giới, tọa độ, diện tích khu vực biển được sử dụng để nhận chìm;
(4) Phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm;
(5) Thời điểm và thời hạn được phép thực hiện hoạt động nhận chìm;
(6) Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển;
(7) Hiệu lực thi hành.
Tổ chức cá nhân được cấp giấy phép nhận chìm ở biển có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép nhận chìm như sau:
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các quyền sau:
(1) Được nhận chìm ở biển theo nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
(2) Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp;
(3) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
(4) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại giấy phép theo quy định của pháp luật;
(5) Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển theo quy định của pháp luật;
(6) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các nghĩa vụ sau:
(1) Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
(2) Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
(3) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
(4) Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
(5) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
(6) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
(7) Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;
(8) Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;
(9) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?