Mức thu lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu nước ngoài đậu tại cửa khẩu cảng Việt Nam để làm việc là bao nhiêu?
Đối tượng nào phải nộp lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu nước ngoài?
Đối tượng nộp lệ phí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 138/2016/TT-BTC như sau:
Đối tượng nộp lệ phí và cơ quan thu lệ phí
1. Đối tượng nộp lệ phí
Người xin cấp các giấy phép sau đây phải nộp lệ phí theo hướng dẫn tại Thông tư này.
a) Giấy phép lên bờ (đi bờ) cho thuyền viên nước ngoài
- Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu, thuyền nước ngoài trong thời gian neo đậu tại cảng biển của Việt Nam lên bờ trong thời gian từ 7h00 đến 24h00 trong phạm vi nội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu cảng biển mà tàu, thuyền neo đậu.
- Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu, thuyền nước ngoài trong thời gian neo đậu tại cảng biển của Việt Nam lên bờ nghỉ qua đêm trên bờ trong phạm vi nội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu cảng biển mà tàu, thuyền neo đậu.
b) Giấy phép xuống tàu nước ngoài: Người Việt Nam (trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển đang thực hiện nhiệm vụ) và người nước ngoài (trừ thuyền viên thuộc định biên thuyền bộ và hành khách đi theo tàu) xuống các tàu, thuyền nước ngoài neo đậu tại cửa khẩu cảng Việt Nam để làm việc.
c) Giấy phép cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu, thuyền nước ngoài neo đậu tại cửa khẩu cảng Việt Nam.
d) Giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài.
...
Như vậy, theo quy định, đối tượng nộp lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu nước ngoài bao gồm:
(1) Người Việt Nam xuống các tàu, thuyền nước ngoài neo đậu tại cửa khẩu cảng Việt Nam để làm việc.
Trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển đang thực hiện nhiệm vụ;
(2) Người nước ngoài xuống các tàu, thuyền nước ngoài neo đậu tại cửa khẩu cảng Việt Nam để làm việc.
Trừ thuyền viên thuộc định biên thuyền bộ và hành khách đi theo tàu.
Đối tượng nào phải nộp lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu nước ngoài? (Hình từ Internet)
Mức thu lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu nước ngoài đậu tại cửa khẩu cảng Việt Nam để làm việc là bao nhiêu?
Mức thu lệ phí cấp giấy phép xuống tàu nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 138/2016/TT-BTC như sau:
Mức thu lệ phí
1. Lệ phí cấp giấy phép lên bờ (đi bờ) cho thuyền viên nước ngoài
- Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu, thuyền nước ngoài trong thời gian neo đậu tại cảng biển của Việt Nam lên bờ trong thời gian từ 7h00 đến 24h00 trong phạm vi nội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu cảng biển mà tàu, thuyền neo đậu: 03 USD/Giấy phép.
- Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu, thuyền nước ngoài trong thời gian neo đậu tại cảng biển của Việt Nam lên bờ nghỉ qua đêm trên bờ trong phạm vi nội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cửa khẩu cảng biển mà tàu, thuyền neo đậu: 05 USD/Giấy phép.
2. Lệ phí cấp giấy phép xuống tàu nước ngoài cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống tàu, thuyền nước ngoài làm việc (loại giấy phép có giá trị 03 tháng hoặc 12 tháng): 30.000 đồng/Giấy phép (1,5 USD/Giấy phép).
3. Lệ phí cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu nước ngoài: 20.000 đồng/Giấy phép.
4. Lệ phí cấp giấy phép cho người thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài (có giá trị một lần) cho người Việt Nam và người nước ngoài:
- Người từ 16 tuổi trở lên: 20.000 đồng/Giấy phép (01 USD/Giấy phép);
- Người dưới 16 tuổi: 10.000 đồng/Giấy phép (0,5 USD/Giấy phép);
Như vậy, theo quy định, mức thu lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu nước ngoài cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống tàu, thuyền nước ngoài làm việc (loại giấy phép có giá trị 03 tháng hoặc 12 tháng) là 30.000 đồng/Giấy phép (1,5 USD/Giấy phép).
Cơ quan thu lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu nước ngoài là những cơ quan nào?
Cơ quan thu lệ phí được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 138/2016/TT-BTC như sau:
Đối tượng nộp lệ phí và cơ quan thu lệ phí
...
c) Giấy phép cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu, thuyền nước ngoài neo đậu tại cửa khẩu cảng Việt Nam.
d) Giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài.
2. Cơ quan thu lệ phí
Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng; đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an khi cấp giấy phép lên bờ (đi bờ) cho thuyền viên nước ngoài, giấy phép xuống tàu nước ngoài, giấy phép cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu nước ngoài và giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp và quản lý các khoản lệ phí theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, cơ quan thu lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu nước ngoài gồm:
(1) Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng;
(2) Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an khi cấp giấy phép giấy phép xuống tàu nước ngoài cho người Việt Nam và người nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?