Mức phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự là bao nhiêu?
- Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp có áp dụng đối với giám định viên kỹ thuật hình sự không?
- Mức phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự là bao nhiêu?
- Cách chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự thế nào?
- Thời gian hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp được quy định thế nào?
Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp có áp dụng đối với giám định viên kỹ thuật hình sự không?
Theo Điều 1 Thông tư 02/2009/TT-BTP về chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
Đối tượng áp dụng
Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần, giám định viên kỹ thuật hình sự là người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó, chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp được áp dụng đối với giám định viên kỹ thuật hình sự là người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Mức phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự là bao nhiêu?
Theo Điều 2 Thông tư 02/2009/TT-BTP quy định về mức phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp như sau:
Mức phụ cấp
Mức phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 của Thông tư này là 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
Theo đó, mức phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự là 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Do đó, mức phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự = 0,3 x 1.800.000 = 540.000 đồng.
Trước đây, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Mức phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cách chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 02/2009/TT-BTP quy định về cách chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp như sau:
Cách chi trả
Cách chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Dẫn chiếu theo tiểu mục 2 Mục III Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định về cách chi trả phụ cấp như sau:
III. KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ PHỤ CẤP
1. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp trách nhiệm công việc do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp trách nhiệm công việc do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
2. Cách chi trả phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Như vậy, phụ cấp trách nhiệm công việc đối với giám định viên kỹ thuật hình sự được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Thời gian hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp được quy định thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 02/2009/TT-BTP quy định về thời gian hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp như sau:
Thời gian hưởng
1. Thời gian hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp được tính kể từ ngày 01/01/2009.
2. Trường hợp được bổ nhiệm giám định viên tư pháp sau ngày 01/01/2009, thì được tính hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp kể từ ngày được bổ nhiệm.
Như vậy, thời gian hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp được quy định như sau:
- Thời gian hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp được tính kể từ ngày 01/01/2009.
- Trường hợp được bổ nhiệm giám định viên tư pháp sau ngày 01/01/2009, thì được tính hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp kể từ ngày được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?